mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Báo chí ngày 18.6.2012 – Những sự kiện nổi bật trong ngày | BÁN BÁO GIẤY - Đại lý báo tạp chí nhận đặt báo giao tận nơi

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Báo chí ngày 18.6.2012 – Những sự kiện nổi bật trong ngày

Báo chí ngày 18.6.2012 – Những sự kiện nổi bật trong ngày

Thứ hai, 18/6/2012
Trong buổi sáng ngày 18/6/2012, một số báo chí đã có bài phản ánh những sự kiện nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC

1. Báo Nhân dân điện tử đưa tin về Ngày làm việc thứ 21, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Ngày 15-6, trong ngày làm việc thứ 21, kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn của các đại biểu QH. Ðây cũng là thành viên Chính phủ cuối cùng tham gia trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

Mở đầu phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo bổ sung, tiếp thu, giải trình về những vấn đề lớn mà các đại biểu QH và cử tri cả nước quan tâm, chất vấn tại kỳ họp này. Báo cáo nêu rõ, những tháng gần đây, kinh tế vĩ mô có bước tăng trưởng cao hơn so với đầu năm 2012, lạm phát được kiềm chế, trần lãi suất ngân hàng giảm, xuất  khẩu  tăng  so  với  cùng  kỳ.

Trong phần trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường, nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi với Phó Thủ tướng, trong đó tập trung vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các biện pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.

Phát biểu ý kiến kết luận phần chất vấn các thành viên Chính phủ tại kỳ họp này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, qua hai ngày rưỡi tiến hành chất vấn, có hàng trăm câu hỏi trực tiếp chất vấn tại hội trường. Tại các phiên chất vấn, nhiều vấn đề quan trọng cử tri cả nước quan tâm đã được nêu ra. Không khí chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm, đối thoại với tinh thần xây dựng cao. Hỏi và trả lời rõ, đi thẳng vào vấn đề. Các thành viên Chính phủ nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận những hạn chế trong lĩnh vực phụ trách.

Chủ tịch QH đề nghị, các thành viên Chính phủ nghiêm túc thực hiện những điều đã nêu ra tại phiên chất vấn. Cụ thể, thực hiện tốt các chính sách về đất đai, bảo đảm đến năm 2013 căn bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xây dựng và trình QH dự án Luật Ðất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII. Tập trung giải quyết khiếu kiện về đất đai kéo dài, phức tạp và công bố công khai, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề, các khu công nghiệp, các lưu vực sông. Về phát triển kinh tế – xã hội,  tập trung mọi nguồn lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 theo Nghị quyết của QH. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả Ðề án Tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Tăng cường quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Hoàn thiện chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh bảo đảm bình đẳng. Ðẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính phục vụ nhu cầu phát triển. Chú trọng đầu tư khu vực nông nghiệp. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng, xử lý hàng tồn kho, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng cường giám sát, giải quyết hạn chế tại các doanh nghiệp Nhà nước. Chống độc quyền, nhất là đối với các lĩnh vực như điện, than, phân bón. Rà soát, loại bỏ các dự án không bảo đảm an toàn, trong đó có các dự án thủy điện.  Ðấu tranh có hiệu quả gian lận thương mại, xây dựng thị trường hàng hóa hài hòa, bền vững. Hoàn thiện chính sách về phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp các ngành hữu quan xây dựng thế trận an ninh nhân dân, phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm, tạo chuyển biến tích cực trong việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của Ðảng, Nhà nước và nhân dân.

Chủ tịch QH đánh giá cao Báo cáo bổ sung của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày cũng như phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng. Qua đó, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 theo Nghị quyết của QH.
2. Trang VnEconomy có bài Hậu chất vấn và tâm tư đại biểu Quốc hội. Bài báo phản ánh: Đại biểu Lê Thị Nga chất vấn: tại sao trong khi báo cáo của Chính phủ đều nói rõ các tập đoàn tổng công ty nhà nước đều chịu sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của các bộ, nhưng sai phạm vẫn kéo dài lại không do các bộ phát hiện?
Tại sao một bộ trưởng không có quyền tiếp cận tập đoàn nhà nước để lấy thông tin, hay Chính phủ yêu cầu nhưng bộ, ngành địa phương cũng không báo cáo đúng thời hạn, rồi không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết khi quan chức có dấu hiệu phạm tội…

Một vị đại biểu liên tục ba nhiệm kỳ nay đều tham gia Quốc hội đã “đúc kết” đầy tâm trạng như thế, sau 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ trên nghị trường vừa qua.

Ông nói rằng đây chỉ là một số trong nhiều kẽ hở về mặt pháp lý đã bộc lộ qua 5 phiên chất vấn, mà cả Quốc hội và Chính phủ đều phải suy ngẫm thật sâu sắc.

Tâm tư của ông cũng gặp nỗi niềm của nhiều vị dân biểu khác, không kể có nhiều hay ít kinh nghiệm nghị trường. Bởi cho dù muốn tránh né thì cảm giác về sự “vô cảm” vẫn cứ váng vất ở rất nhiều hỏi – đáp trên nghị trường.

Nóng rừng rực, không chỉ chờ đến phiên chất vấn, chính là câu chuyện trách nhiệm liên quan đến tập đoàn nhà nước. Nhưng đến khi vị “tham mưu trưởng” cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng sai phạm ở các tập đoàn nhà nước mà điển hình là Vinashin, Vinalines thì Bộ không thể nắm được vì doanh nghiệp không báo cáo. Thậm chí người của Bộ đến “xin’ thông tin họ cũng không cho thì sự sốt ruột dường như đã đến cao trào.

Nhắc lại lời khẳng định “vô can” trong “đại sai phạm” ở Vinashin của người tiền nhiệm Bộ trưởng Vinh, đại biểu Trần Du Lịch đặt vấn đề liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan tham mưu phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước – vẫn vô can trong tất cả các thất thoát tiếp theo khi chậm sửa các văn bản liên quan về quản lý tập đoàn? Trong khi lãnh đạo một số doanh nghiệp xài số tiền rất lớn của nhân dân như tiền túi các vị đó.

“Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết có phải chăng chỉ có Việt Nam có doanh nghiệp Nhà nước nên ta cứ cãi nhau không biết quản lý cách nào, không làm được nghị định?”, đại biểu Lịch hỏi và nhấn mạnh, đây là vấn đề khiến ông cảm thấy rất bức xúc.

Đại biểu Ngô Văn Minh cũng đặt vấn đề, ba năm trước Quốc hội đã yêu cầu phải có luật quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh nhưng đến giờ chưa làm được thì trách nhiệm thuộc về ai?

Nhưng, đặt trong mạch tư duy, một Quốc hội như thế nào thì sẽ có một Chính phủ như thế nấy, nhà sử học Dương Trung Quốc ngay từ phiên thảo luận cách đó một tuần đã nêu vấn đề: vì sao từ nhiệm kỳ trước tại Quốc hội, đã thấy có vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của nhà nước, mà Quốc hội vẫn chưa tiếp thu?

Chính phủ chậm trễ, Quốc hội không đi đến cùng, hỏi tại sao cử tri không buồn, một vị đại biểu đặt câu hỏi như tự vấn chính mình.

Vẫn liên quan đến hỏi – đáp về trách nhiệm, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đã nêu lại chất vấn về trách nhiệm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng Hải Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, vì ông đã không thể yên lặng với 1,5 dòng trả lời ở văn bản của Bộ trưởng Đinh La Thăng.

Và, cho dù trả lời của Bộ trưởng Thăng đã gây bất ngờ cho cả nghị trường, khi từ chỗ “lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng rút kinh nghiệm là cần phải chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận” đến “tôi xin nhận trách nhiệm” chưa thực sự sâu sát, còn nóng vội, chưa cân nhắc thận trọng… thì đại biểu Hùng vẫn chưa thể hài lòng.

Ông nói, nhận thức là cả quá trình, nhưng như chúng ta vẫn hay nói các cháu học sinh ngồi nhầm lớp, trong trường hợp này cũng phải thừa nhận là chọn nhầm người, ngồi nhầm ghế.

“Giả sử khi qua ngã tư có đèn xanh thì ta đi là đúng luật nhưng lúc đó có một chiếc xe tải đang phạm luật phóng nhanh vượt ẩu, nếu ta cứ vượt lên thì có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, vậy ta cứ lấy lý do là đúng quy trình mà đi bừa sao?”, đại biểu Hùng trăn trở.

Bên cạnh “điểm nóng” tập đoàn, tổng công ty nhà nước, không ít vị đại biểu cũng đưa vào chất vấn của mình những thực cảnh đáng suy ngẫm.

Muốn nghe ý kiến Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nguyên nhân cơ bản và biện pháp giải quyết tình trạng đói nghèo cao và kéo dài trong dân cư ở các tái định cư xây dựng các công trình thủy điện trong phạm vi cả nước, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đã dẫn lại kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số khu tái định cư ở địa phương này đã gần 40 năm vẫn còn 80 hộ nghèo và cận nghèo, hay khu khác tại Nghệ An trên 5 năm vẫn có 90% hộ nghèo…

Phó thủ tướng “hứa” sẽ báo cáo Thủ tướng để tổ chức đoàn kiểm tra về tái định cư thủy điện Hòa Bình, để có những giải pháp cụ thể chấm dứt tình trạng đói nghèo ở khu vực này.

Vậy vấn đề đặt ra là trong gần 40 năm đó, vai trò giám sát của Quốc hội ở đâu, trách nhiệm của các cơ quan liên quan thế nào, khi kỳ họp nào cũng có hàng ngàn ý kiến cử tri gửi đến Quốc hội?

Chẳng phải vô cớ mà “ông nghị” Dương Trung Quốc đặt câu hỏi, vì sao khi xẩy ra những vụ việc như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên)… chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc? Và, chỉ số lòng tin của dân đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đếm, nhưng chắc chắn chưa như chúng ta mong muốn.

3. Báo Nhân dân điện tử có bài Thanh Hóa đón nhận Bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới. Bài báo đưa tin: Tối 16-6, tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa tổ chức trọng thể lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Tham dự, có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; Tô Huy Rứa, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư; Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Ðoàn đại biểu Ủy ban UNESCO, đại biểu các bộ, ngành,  cơ quan T.Ư và đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh, khách thập phương. Nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh gửi lẵng hoa chúc mừng.
II- NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Thanh niên Online có bài Khởi tố một cán bộ thi hành án dân sự ở Vĩnh Long. Bài báo phản ánh: Ngày 17.6, Cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can Lê Thị Tuyết Anh (43 tuổi, nguyên chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo điều tra ban đầu, năm 2005 trong quá trình giải quyết một bản án dân sự, bà Tuyết Anh đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện hành vi định giá, bán đấu giá tài sản, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tư pháp. Hành vi của bà Tuyết Anh gây thiệt hại về tài sản hơn 1,1 tỉ đồng cho đương sự đến nay không có khả năng khắc phục.

Báo cũng có bài Viện KSND tỉnh Bình Thuận trực tiếp kiểm sát thi hành án dân sự. Bài báo đưa tin: Ngày 16.6, Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định “trực tiếp kiểm sát thi hành án dân sự” tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Thuận.

Theo quyết định này, Viện KSND tỉnh Bình Thuận sẽ trực tiếp kiểm sát theo pháp luật việc thu chi tiền thi hành án (THA), phí THA, phí cưỡng chế THA, đồng thời phân loại những vụ việc có điều kiện và không có điều kiện THA.

Được biết, trong thời gian qua, Cục THA dân sự tỉnh Bình Thuận đã xảy ra nhiều sai phạm mà Viện KSND cùng cấp đã phát hiện, điển hình là vụ việc giải tỏa kê biên sai luật của chấp hành viên Phạm Thị Hành đối với tài sản của ông Lã Xuân Lâm.

2. Trang VnExpress.net có bài Chi cục trưởng thi hành án tại Cần Thơ bị bắt. Bài báo đưa tin: Ngày 15/6, Cục điều tra VKSND Tối cao đã bắt ông Lê Tuấn Kiệt (Chi cục trưởng thi hành án dân sự quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) để điều tra tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cấp phó của ông Kiệt là Đinh Hoàng Minh bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh nhưng được tại ngoại.

Quyết định khởi tố ông Kiệt, ông Minh được cơ quan điều tra công bố tại VKSND Cần Thơ. Sau đó, ông Kiệt bị đưa về phòng làm việc chứng kiến khám xét, niêm phong trong sự bất ngờ của nhiều cán bộ dưới quyền.

Chiều cùng ngày, cơ quan công an khám nhà riêng của ông Kiệt tại quận Cái Răng để thu thập tài liệu phục vụ điều tra.

Hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của hai lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự quận Bình Thủy chưa được cơ quan điều tra công bố. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, ông Kiệt bị cho là đã “để xảy ra sai phạm trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, gây hậu quả nghiêm trọng”.
3. Trang VTC News có bài Bí thư xé hết phiếu bầu vẫn được bổ nhiệm chức vụ mới. Bài báo đưa tin: Ông Cao Minh Hoàng Tùng – Bí thư chi bộ – Phó cục trưởng Cục Thi hành án (THA) dân sự tỉnh Gia Lai sau khi biết kết quả bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đề bạt lãnh đạo Cục đã lấy bút đánh dấu lộn xộn vào các phiếu bầu, sau đó ôm thùng phiếu xuống phòng làm việc của mình rồi tuyên bố đã xé và bỏ vào thùng rác.
Ngày 16/6, ông Phan Văn Sum – nguyên Cục trưởng Cục THA dân sự tỉnh Gia Lai đã tiếp xúc với báo chí và kể lại vụ việc xảy ra vào buổi sáng ngày 17/2.

Thời điểm đó, cấp ủy chi bộ Cục THA dân sự tỉnh Gia Lai họp dưới sự chủ trì của ông Cao Minh Hoàng Tùng để bỏ phiếu thăm dò đề bạt lãnh đạo Cục theo kế hoạch số 44 KH/BCS-TCTHADS ngày 22/6/2011 của Ban cán sự Đảng bộ Tư pháp về xây dựng và rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan THA dân sự năm 2011, giai đoạn 2012-2015.

Theo đó, cán bộ nằm trong cấp ủy tham gia sinh hoạt có 4 đồng chí gồm: Cao Minh Hoàng Tùng, Nguyễn Ngọc Quang- Phó cục trưởng, Nguyễn Thành Long – Phó phòng khiếu nại tố cáo Cục và Vũ Thành Trung.

Ngoài ra còn có bà Phạm Thị Phượng (thư ký), ông Phan Văn Sum (Lúc đó là Cục Trưởng) và ông Nguyễn Quốc Tùng – phó Cục trưởng tham gia với tư cách cán bộ cơ quan.

Sau khi ông Cao Minh Hoàng Tùng quán triệt mục đích, yêu cầu của buổi sinh hoạt, đặc biệt là các đảng viên trong cấp ủy Đảng phải bỏ phiếu “tập trung”… Cấp ủy đã bầu ông Nguyễn Thành Long làm tổ trưởng tổ kiểm phiếu.

Kết quả bỏ phiếu thăm dò đề bạt lãnh đạo Cục: ông Nguyễn Quốc Tùng đạt 3/4 phiếu bầu; còn ông Cao Minh Hoàng Tùng chỉ đạt 2/4 phiếu bầu. Trong lúc tổ kiểm phiếu đang lập biên bản, mọi người ra ngoài giải lao thì bất ngờ ông Cao Minh Hoàng Tùng đã đi vào và lấy bút đánh dấu lộn xộn vào các tờ phiếu bầu của các đồng chí cấp ủy vừa bỏ phiếu.

Bị mọi người phát hiện và có ý kiến thì ông Cao Minh Hoàng Tùng bất ngờ ôm hết thùng phiếu chạy xuống phòng mình, sau đó tuyên bố đã xé và bỏ vào thùng rác.

Ông Sum kể tiếp: Phản ứng trước tình huống khá oái ăm và bất ngờ như vậy, bản thân tôi đã đề nghị Hội nghị thu lại phiếu, phát lại phiếu mới để lấy lại phiếu, nhưng Hội nghị không chấp nhận một Bí thư chi bộ, lãnh đạo Cục lại có hành động xem thường pháp luật và thiếu dân chủ nên không đồng ý bỏ phiếu lại, đồng thời Hội nghị đã đề nghị làm rõ hành vi vi phạm và kiểm điểm người gạch phiếu làm cho 4/4 phiếu tín nhiệm Lãnh đạo Cục không hợp lệ.

Sự việc ngay sau đó Cục đã lập biên bản và báo cáo lên Ban Tổ chức tỉnh ủy Gia Lai, Tổng cục thi hành án dân sự – Bộ Tư pháp và cơ quan Đảng ủy cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo, xử lý.

Biên bản thể hiện: Đồng chí Phan Văn Sum nói rõ thấy đồng chí Cao Minh Hoàng Tùng gạch phiếu, làm phiếu không hợp lệ; Phiếu không hợp lệ do có người gạch thêm, đề nghị báo cáo cấp trên xem xét, chỉ đạo giải quyết; Đồng chí Cao Minh Hoàng Tùng thu lại phiếu, bỏ ra khỏi hội nghị, hội nghị đề nghị đồng chí Hoàng Tùng giao phiếu cho phòng tổ chức cán bộ để lưu giữ, đồng chí Hoàng Tùng không giao lại phiếu. Trường hợp này là phá hoại, đề nghị làm biên bản báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp làm rõ, chỉ đạo…

Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Gia Lai sau đó có mời từng người một lên làm việc, rồi Tổng cục trưởng Cục THA, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ – Bộ Tư pháp và đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp 2 lần về làm việc, nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận.

Được biết, tại Biên bản hội nghị của cấp ủy Đảng Cục THA dân sự tỉnh Gia Lai lấy phiếu giới thiệu quy hoạch cán bộ lãnh đạo Cục giai đoạn 2012-2015, lập ngày 17/2/2012, thể hiện: ông Cao Minh Hoàng Tùng được giới thiệu quy hoạch 2 chức danh là Phó Cục trưởng hoặc Cục trưởng; ông Nguyễn Ngọc Quang được giới thiệu quy hoạch chức danh Phó Cục trưởng, ông Nguyễn Quốc Tùng được giới thiệu quy hoạch chức danh Cục trưởng Cục THA dân sự Gia Lai.

Làm việc với chúng tôi, ông Cao Minh Hoàng Tùng thừa nhận: Do đảng viên không làm theo đúng ý ông đã quán triệt trước buổi sinh hoạt, bỏ phiếu không tập trung, ông “bức xúc” quá nên cho “tạm dừng” để báo cáo đề nghị lên trên xin ý kiến…

Trong khi vụ việc cũ còn chưa được giải quyết triệt để thì mới đây, ngày 4/6/2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã ký Quyết định số 968/QĐ-BTP về việc giao phụ trách Cục THA dân sự tỉnh Gia Lai cho người vi phạm là ông Cao Minh Hoàng Tùng đảm nhận (kể từ ngày 1/6/2012).

Về vấn đề này, ông Sum nêu quan điểm, tôi nghĩ Bộ trưởng chưa nắm được “sự việc động trời” xảy ra tại Cục nên mới có quyết định như vậy. Tôi thật sự chưa yên tâm khi bàn giao lại công việc cho đồng chí Cao Minh Hoàng Tùng trong thời gian tới.
4. Báo Pháp luật Việt Nam có bài Bất an vì được… phục vụ đêm. Bài báo phản ánh: 8h tối, trời nổi giông gió, rồi mưa ào ào… đang ăn cơm, chị Hoa (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) giật mình vì tiếng đập cửa gấp gáp. Chị ngạc nhiên khi cửa mở là một công chứng viên của Phòng công chứng.

Số là, cách đây nhiều năm, gia đình chị Hoa có mua được một mảnh đất hiện là chỗ ở của gia đình. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chị mới quyết định làm thủ tục công chứng để làm sổ đỏ. Cách đây ít ngày, chị có đến Phòng công chứng và được công chứng viên đặt lịch làm việc vào tối hôm nay. Không ngờ mưa gió thế, công chứng viên vẫn đúng hẹn.

“Ngày xưa mình có việc phải đi sao cái bằng đại học ở Phòng công chứng mà nhớ mãi. Chen chúc nhau đến nỗi chỉ đứng được bằng một chân, đợi cả buổi mới đến lượt. Giờ chuyển nhượng cả mảnh đất bạc tỷ mà được phục vụ tận nơi, tốt quá còn gì” – chị Hoa phân bua.

Tuy nhiên, chồng chị Hoa vốn là một trung tá Công an thì lại tỏ ra rất phân vân. Anh bảo, đành rằng chấp nhận trả thù lao để công chứng viên phục vụ tận nhà nhưng “người nhà nước mà đi đêm hôm thế, cũng cứ thấy… làm sao đó”. Việc ký kết hợp đồng của gia đình chị Hoa xét đến cùng thì cũng … chả có lý do gì phải phục vụ tận nơi. Bên mua bên bán tất thảy có 6 người, không có ai ốm đau, già cả hay mất năng lực hành vi… để phải đến tận nhà

Lo ngại của “ông xã” chị Hoa không phải là không có lý, vì từ khi có Luật Công chứng, chủ trương xã hội hóa bằng việc cho lập các Văn phòng công chứng đã mang lại nhiều tiện ích, các công chứng viên cũng được “mở cửa” khi đi công chứng ngoài trụ sở.

Tất nhiên, việc chứng ngoài trụ sở luật quy định cũng phải có lý do chính đáng (như người già yếu, người đang bị tạm giam, tạm giữ…). Nhưng lý do nào chính đáng thì chỉ có… công chứng viên mới biết. Thôi thì nhiều khi, cứ có yêu cầu là đi… nhưng nếu “lỡ” có bị thanh tra sờ đến, nhiều trường hợp đã phải nộp phạt.

Cũng như chị Hoa, nhiều người dân rất ủng hộ việc công chứng ngoài trụ sở, ngoài giờ hành chính, vì họ cho rằng như vậy rất tiện lợi cho dân, kể cả khi họ phải chi phí thêm cho việc đi lại, làm ngoài giờ. Còn nếu như vì việc này mà sợ tiêu cực thì kể cả ở trụ sở tổ chức hành nghề vẫn có thể tiêu cực. Công chứng viên là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, nếu chứng sai họ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác thì vẫn lo ngại, vì sự quá dễ dãi sẽ dẫn đến tùy tiện. Bên cạnh các Văn phòng công chứng vẫn còn có hệ thống Phòng công chứng, cứ đi phục vụ kiểu đêm hôm như thế, giá cả không quản nổi cũng gây những dư luận không tốt. Thậm chí, vừa mới đây, có người dân còn phản ánh một Văn phòng công chứng nọ mang dấu đỏ… đi dạo, ai có nhu cầu là “chứng” luôn .

Thiết nghĩ, lợi ích của xã hội hóa, của chủ trương tạo mọi điều kiện để phục vụ dân là rõ ràng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cũng nên có những quy định cụ thể để tránh việc lạm dụng, gây phản cảm, hoài nghi…

Comments are closed.