mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Báo giá báo chí, Công ty phát hành báo chí , điểm tin báo chí trong ngày

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Báo chí ngày 22.6.2012 – Những sự kiện nổi bật trong ngày

Báo chí ngày 22.6.2012 – Những sự kiện nổi bật trong ngày

Trong buổi sáng ngày 22/6/2012, một số báo chí đã có bài phản ánh những sự kiện nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC

1. Báo Nhân dân điện tử đưa tin: Hôm qua, 21-6, tại Hà Nội Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII bế mạc. Buổi sáng, tại hội trường, các đại biểu QH đã tiến hành biểu quyết thông qua ba dự án luật, đó là: Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Biển Việt Nam và hai dự thảo Nghị quyết: Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Sau khi nghe các vị đại diện Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý từng dự thảo luật và dự thảo nghị quyết, đa số các đại biểu QH đã đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của UBTVQH đối với các dự án luật và dự thảo nghị quyết nói trên. Tiếp đó, các đại biểu QH đã tiến hành biểu quyết thông qua một số nội dung của các dự án luật, dự thảo nghị quyết, trên cơ sở đó, biểu quyết thông qua toàn bộ từng dự án luật và nghị quyết. Trong đó, Luật Quảng cáo đã được 486 đại biểu biểu quyết tán thành, bằng 97,39% tổng số đại biểu QH; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được 478 đại biểu tán thành, bằng 95,79% tổng số đại biểu QH; Luật Biển Việt Nam với 495 đại biểu tán thành, bằng 99,20% tổng số đại biểu QH; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán nhà nước năm 2010 với 473 đại biểu tán thành, bằng 94,79% tổng số đại biểu QH; Nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn với 484 đại biểu tán thành, bằng 96,99% tổng số đại biểu QH.

Nghị quyết giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được đa số đại biểu QH biểu quyết tán thành.

Buổi chiều, QH họp phiên bế mạc. Ðến dự, có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm và nhiều vị nguyên là lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam.

Trước khi bế mạc, QH đã thông qua Nghị quyết về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012 với 478 đại biểu tán thành, bằng 95,79% tổng số đại biểu QH.

Cùng với Nghị quyết nói trên, QH đã thông qua Nghị quyết về bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 với 408 đại biểu tán thành, bằng 81,76% tổng số đại biểu QH; thông qua Nghị quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH với 481 đại biểu tán thành, bằng 96,39% tổng số đại biểu QH; thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn với 479 đại biểu tán thành, bằng 95,99% tổng số đại biểu QH.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đọc diễn văn bế mạc kỳ họp nêu rõ, sau một tháng làm việc khẩn trương, với sự tham gia tích cực, tâm huyết của các vị đại biểu QH; tinh thần làm việc trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH; sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc của Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan; sự quan tâm theo dõi, giám sát và chia sẻ của đồng bào, cử tri cả nước, hôm nay, QH đã hoàn thành tốt đẹp chương trình kỳ họp thứ ba (Toàn văn bài phát biểu đăng trên số báo hôm nay).

* Chiều 21-6, sau khi bế mạc kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII, Văn phòng QH tổ chức họp báo trong nước và quốc tế, công bố kết quả của kỳ họp này, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên T.Ư Ðảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo T.Ư; đại diện Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH, các bộ, ngành hữu quan cùng hơn 200 phóng viên trong nước và quốc tế.

2. Báo VietnamNet có bài Cuối năm sẽ có quy trình bỏ phiếu tín nhiệm. Bài báo đưa tin: Theo Nghị quyết được Quốc hội thông qua chiều ngày 21/6, UB Thường vụ sẽ xây dựng Quy chế quy định cụ thể đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả trình QH xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm nay.

Báo cáo của UB Thường vụ QH nhấn mạnh: Hiến pháp, luật Tổ chức Quốc hội, luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và một số văn bản khác đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhưng từ khi có quy định này đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Vì vậy, nghị quyết này đề ra yêu cầu xây dựng quy trình thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để tổ chức thực hiện được quy định hiện hành về vấn đề này và để kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương.

Theo đó, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng Quy chế trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012). Nghị quyết đã được QH thông qua với tỉ lệ tán thành là 481/484, đạt tỉ lệ hơn 96%.

Trao đổi bên lề với báo chí, nhiều ĐB ủng hộ việc sớm đưa vào thực hiện quy định này, đồng thời lưu ý bỏ phiếu tín nhiệm cần tránh hình thức và thực sự minh bạch.
3. Báo điện tử Chính phủ có bài Tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/6/2012. Bài báo đưa tin: Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý  đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là  “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ  với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

II-NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Pháp luật Việt Nam có bài Bộ Tư pháp nằm trong top 10 đơn vị ứng dụng CNTT hiệu quả. Bài báo đưa tin: Trong bảng kết quả đáng giá trang/cổng thông tin điện tử (website/portal) và mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2011, Bộ Tư pháp nằm trong top 10 cả về mức độ cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT.

Công tác khảo sát, đánh giá việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên website/portal của cơ quan nhà nước (CQNN) năm 2011 (do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện) tập trung theo hướng lấy người dân làm trung tâm: đề cao tính tuận tiện, dễ tìm, dễ sử dụng và thuận lợi cho tất cả mọi người sử dụng.

An Giang, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế đứng đầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức độ cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên website/portal. 3 tỉnh này cũng đứng đầu về mức độ ứng dụng CNTT của các tỉnh thành trực thuộc TƯ, chỉ khác là vị trí số 1 thuộc về Đà Nẵng.

Ở khối Bộ, ngành, Bộ TTTT, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đứng đầu về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và PTNT đứng đầu về ứng dụng CNTT. Bộ Tư pháp được xếp vị trí thứ 8 về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến, xếp thứ 9 về ứng dụng về úng dụng CNTT.

Báo cũng có bài  “Trẻ hóa” độ tuổi kết hôn?. Bài báo phản ánh: Hôm qua (21/6), tại cuộc họp Tổ biên tập Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 2000, rất nhiều vấn đề nóng của lĩnh vực HNGĐ đã được các thành viên Tổ biên tập “xới xáo”. Có thể nói đây là một dự luật sửa đổi đang thu hút sự chú ý của dư luận xã hội bởi sự thiết thân của nó trong cuộc sống hàng ngày.

Theo ông Nguyễn Hồng Hải (Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp), một trong những tồn tại của Luật HNGĐ chậm được khắc phục chính là tình trạng nam nữ chung sống không có đăng ký. Mặc dù Luật HNGĐ năm 2000 quy định, các trường hợp chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn thì không được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng nhưng hiện tượng chung sống như vợ chồng vẫn đang tồn tại trên thực tiễn, làm phát sinh nhiều hậu quả về con cái, nhân thân và tài sản giữa các bên trong quá trình sống chung.

Vì vậy, ông Hải cho rằng, dự luật sửa đổi định hướng sẽ thừa nhận hôn nhân thực tế trong một số trường hợp nhất định, đồng thời quy định về hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ông Nguyễn Văn Cừ (Trường Đại học Luật Hà Nội) lại ủng hộ việc xóa bỏ hoàn toàn hôn nhân thực tế bởi “đã không là vợ chồng thì quan hệ nhân thân, tài sản không được bảo vệ, đã không là vợ chồng thì không được khởi kiện ly hôn”.

Ông Cừ còn mạnh dạn đề xuất, nếu xóa bỏ thì tất cả những người đang chung sống như vợ chồng hiện nay đều được coi là có hôn thú. Trong trường hợp vẫn công nhận, chỉ co hẹp đối với hôn nhân thực tế ở vùng xa, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong khi đó, bà Ngô Thị Hường (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, chúng ta không thể xóa bỏ hoàn toàn hôn nhân thực tế vì pháp luật hiện nay vẫn đang công nhận hôn nhân thực tế trước năm 1987. “Cái này phụ thuộc phong tục tập quán, nhiều nơi người dân không coi trọng đăng ký kết hôn bằng việc tổ chức đám cưới” – bà Hường phân tích.

Luật HNGĐ hiện hành quy định nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi được kết hôn nhưng bất cập rõ nhất của quy định về độ tuổi này trong thực tiễn là sự thiệt thòi cho nữ giới. Cụ thể, nữ bước sang tuổi 18 kết hôn được coi là hợp pháp và họ được quyền tự do ly hôn. Có điều, quyền tự do ly hôn của họ không thể thực hiện nếu sau khi kết hôn và đến thời điểm có yêu cầu ly hôn họ chưa đủ 18 tuổi bởi pháp luật về tố tụng dân sự lại quy định, cá nhân phải đủ 18 tuổi mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Vì vậy, dự luật sửa đổi dự kiến quy định nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên được kết hôn.

Theo bà Hường, không nên tranh cãi về độ tuổi kết hôn ở khía cạnh “tròn hay đủ”, mà phải dựa trên cơ sở tâm sinh lý của người kết hôn, phong tục tập quán… khi “rất nhiều trường hợp không đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn chung sống, vẫn sinh con đẻ cái”. Bà Hường thậm chí kiến nghị, hạ tuổi kết hôn đối với nữ là 16 hoặc 17.

Tuy nhiên, qua theo dõi tổng hợp ý kiến của địa phương, bà Bùi Thị Dung Huyền (Viện Khoa học xét xử, TANDTC) cho biết, đa số các TAND cho rằng quy định như hiện nay là phù hợp. Theo bà Huyền, khó có thể dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của người kết hôn để cho phép kết hôn mà pháp luật phải có quy định chung, đó là nữ phải đủ 18 tuổi và nam đủ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn.

2. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh có bài Vì sao chi cục trưởng thi hành án dân sự bị bắt? Bài báo phản ánh: Trong thời gian đương chức, ông Lê Tuấn Kiệt (SN 1952, Chi cục trưởng Chi cục thi hành án quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ) đã nhận tiền chạy án 170 triệu đồng.

Theo đơn tố giác của bà Huỳnh Thị Kim Nga (SN 1962, cùng ngụ phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) từ ngày 24-4-2008 đến ngày 31-7-2008, ông Nguyễn Minh Chánh cùng bà Sa thế chấp cho bà Huỳnh Thị Ngọc Thơ (SN 1960) năm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để mượn bốn tỷ đồng. Đến thời hạn thanh toán, hai vợ chồng “đại gia ảo” không thực hiện theo đúng cam kết với công nợ. Tổng số tiền bà Sa nợ của bà Nga, bà Thơ lên đến chín tỷ đồng.

Ngày 8-11-2011, bà Thơ và bà Nga gởi đơn tố cáo bà Sa. Công an TP. Cần Thơ xác định, ông Chánh, bà Sa nợ bà Thơ, bà Nga chín tỷ đồng. Việc vay mượn trên không có dấu hiệu hình sự nên đề nghị chuyển sang Tòa án nhân dân quận Bình Thủy giải quyết theo đúng quy định. Bà Thơ nhớ lại: “Trong lúc hoang mang, tôi chưa làm thủ tục thì ông Kiệt tìm đến nhà tôi hứa sẽ giúp đỡ. Ông Kiệt nói, nếu tôi đi kiện sẽ mất hơn sáu tháng và kéo dài thời gian thêm nữa, số tài sản sẽ bị chia ra làm nhiều phần lấy lại không được bao nhiêu. Ổng kêu tôi đưa hồ sơ cho ổng chỉ ba tháng sẽ có bản án”. Bà Thơ, bà Nga đồng ý. Bà Nga nói: “Khi nhận hồ sơ của chúng tôi, anh Kiệt kêu giảm bớt xuống bảy tỷ. Tôi và chị Thơ mỗi người chịu mất một tỷ để bà Sa đồng ý ký vào biên bản hòa giải sẽ khỏi kháng cáo”.

Tưởng gặp quý nhơn giúp đỡ, nào ngờ bà Thơ bị ông Kiệt vòi vĩnh. Ngày 24-2-2011, ông Kiệt gọi điện cho bà Thơ dặn đem theo 50 triệu đồng “để đưa cho người ta làm thủ tục khởi kiện” và hẹn gặp tại quán Cà phê Xanh. Ngày 28-2-2011, ông Kiệt lại gọi điện cho bà Thơ hẹn gặp tại quán cà phê Nhật Hạ để nhận tiếp 120 triệu đồng để “đóng tiền án phí”. Khi nhận 170 triệu đồng kèm theo hai giấy giảm nợ của bà Nga, bà Thơ mỗi người một tỷ đồng, ông Kiệt hứa: “Ba tháng sau, chị lấy được ba tỷ. Số tiền còn lại từ từ tính”.

Và thật lạ lùng, bà Thơ và bà Nga chưa một lần đến tòa và chưa biết thẩm phán là ai. Ngày 4-4-2011, Kiệt hẹn gặp bà Thơ đưa quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự kèm theo văn bản đơn yêu cầu thi hành án yêu cầu bà Nga, bà Thơ ký. Ngày 16-5-2011, ông Kiệt dặn bà Thơ không đồng ý thỏa thuận giao nhà của bà Sa. Trước yêu cầu trên, cơ quan thi hành án kê biên ba căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông Chánh, bà Sa; theo đó, số tài sản trên bị nhiều người là chủ nợ của bà Sa đề nghị thi hành án. Đến nay, ba căn nhà trên đã được định giá, bà Thơ liên lạc với ông Kiệt thì được hứa: “Nếu muốn mua nhà thì mua hồ sơ đi, tôi nộp giùm, giá niêm yết là 3 tỷ 166 triệu đồng. Hai chị không thể mua bởi phải nộp 10% tổng giá trị tài sản. Khi trúng đấu giá phải nộp 100%”.

Sau những lần tìm đến cơ quan chức năng tố giác hành vi lạ đời của lãnh đạo Chi cục thi hành án dân sự quận Bình Thủy, ông Vũ Quốc Tú (SN 1954, tạm trú đường Ngô Quyền, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) gởi đơn đến Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao kêu cứu. Ông Tú nguyên là công nhân của Công ty công trình giao thông 675. Ngày 2-10-2002, ông Tú được ban giám đốc công ty ban hành quyết định cấp căn nhà tại khu tập thể. Ngày 23-10-2006, công ty chuyển sang cổ phần đã nảy sinh tranh chấp căn nhà với ông Tú nên phía công ty đã khởi kiện ra tòa. Ngày 18-5-2009, Tòa án nhân dân quận Bình Thủy tuyên xử buộc ông Tú phải di dời nhà để trả lại cho công ty. Mặt khác, nguyên đơn phải bồi thường cho gia đình ông Tú chi phí sửa chữa, nâng cấp cải tạo nhà với số tiền gần 36 triệu đồng. Cả hai bên kháng cáo.

Ngày 17-8-2009, Tòa án nhân dân TP. Cần Thơ xét xử phúc thẩm giữ nguyên bản án của cấp sơ thẩm. Ông Tú cho biết, trong khi nguyên đơn và bị đơn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp không thuộc quyền của tòa án, nên khiếu nại. Ngay lúc đó, Chi cục thi hành án dân sự quận Bình Thủy đến cưỡng chế lúc ông Tú vắng nhà, toàn bộ gia tài bị mất. Nhiều năm liền, ông Tú làm đơn khiếu nại nhưng không được giải quyết một cách thấu đáo.

Hiện Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án và sẽ xem xét hàng loạt các đối tượng có liên quan.

Theo moj.gov.vn

Comments are closed.