mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Điểm phát báo , đưa báo toà nhà FPT , đưa báo cho toà nhà CMC , đưa báo cho toà nhà No9b1, No9b2 , đưa báo cho toà nhà Bảo Anh , đưa báo cho các toà nhà Văn Phòng , đưa báo cho cơ quan quân đội

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Báo chí tin hay ngày 08/6/2012

Báo chí tin hay ngày 08/6/2012

Điểm tin báo chí sáng ngày 08 tháng 6 năm 2012
Trong buổi sáng ngày 08/6/2012, một số báo chí đã có bài phản ánh những sự kiện nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC
1. Báo Dân trí có bài Bộ trưởng Thăng là một “ứng viên” trả lời chất vấn. Bài báo đưa tin: Đoàn thư ký kỳ họp cho biết đã gửi phiếu xin ý kiến đến các ĐBQH về dự kiến 7 bộ trưởng trả lời chất vấn. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nằm trong danh sách này, sẽ trả lời về sai phạm của Vinalines, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng…

Chiều 7/6, dự kiến danh sách các vị bộ trưởng, trưởng ngành và các nhóm vấn đề dự kiến sẽ chất vấn trực tiếp tại Quốc hội vào tuần tới đã được gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Căn cứ vào kết quả của phiếu xin ý kiến này, sẽ có 4/7 bộ trưởng được lựa chọn để đăng đàn.

Danh sách 7 bộ trưởng, trưởng ngành được “quy hoạch”, xin ý kiến đại biểu gồm: Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Thống đốc NHNH Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

Các nhóm vấn đề dự kiến sẽ chất vấn bao gồm nhiều nội dung đã và đang được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm như việc cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng, Hưng Yên, Cần Thơ; hiệu quả hoạt động của các tập đoàn nhà nước, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, trách nhiệm trong thanh tra, phát hiện và đề xuất xử lý tham nhũng…

Vấn đề trách nhiệm cá nhân về sai phạm của Vinalines và việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là nội dung chất vấn dành cho Bộ trưởng Thăng nếu người đứng đầu ngành giao thông được chọn đăng đàn kỳ này.

Ngoài ra, theo thông lệ, tại kỳ họp đầu năm, một Phó Thủ tướng thay mặt Chính phủ báo cáo bổ sung và trực tiếp trả lời chất vấn trong buổi “chốt” phiên chất vấn.

Theo chương trình, phiên chất vấn sẽ bắt đầu từ sáng ngày 13/6 đến hết sáng 15/6 – mỗi thành viên Chính phủ sẽ có trọn một buổi đăng đàn tại Quốc hội.

Theo thống kê của đoàn thư ký kỳ họp, đến chiều 7/6 đã có 85 phiếu chất vấn của 54 đại biểu ở 30 đoàn gửi đến Chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và 19 bộ trưởng, trưởng ngành.
2. Báo Thanh niên Online có bài Sẽ bỏ bảng giá đất theo năm. Bài báo phản ánh: Chính phủ đang dự kiến quy trình xây dựng bảng giá đất theo thị trường và sẽ không còn khái niệm năm nữa. Bảng giá này sẽ bao gồm nhiều ô khác nhau và cập nhật tăng giảm theo thời giá.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết thông tin trên khi trả lời phỏng vấn báo giới bên hành lang kỳ họp QH chiều qua, 7.6.

Vừa rồi tại phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2013 tại nghị trường, Phó thủ tướng lý giải Chính phủ đề xuất hoãn trình luật Đất đai sửa đổi sang kỳ họp thứ 5 do cần phải chờ ý kiến Trung ương vào tháng 10 tới. Lý do này liệu có thuyết phục được các ĐBQH?

Đã có quy định về quy trình soạn thảo luật, vội cũng không được bởi cần phải tham khảo rất nhiều ý kiến của các cơ quan khác nhau. Nếu chúng ta ấn định phải ra sớm thì quy trình sẽ ngắn lại, nhưng nếu thế thì sẽ có nhiều cơ quan không được tham gia góp ý. Một dự luật quan trọng như vậy mà không có ý kiến đầy đủ của các cơ quan chuyên môn thì thật là nguy hiểm. Hơn thế nữa, cũng chưa có đánh giá, tổng kết và chưa có Nghị quyết chỉ đạo của T.Ư về vấn đề này thì xử lý thế nào? ĐB có sốt ruột thật.

Vậy những vấn đề còn đang vướng mắc cần phải tiếp tục tháo gỡ trong dự luật Đất đai (sửa đổi) là gì, thưa Phó thủ tướng?

Vấn đề sở hữu chúng ta giải quyết xong rồi, vẫn là sở hữu toàn dân; thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, chuyển quyền sử dụng đất, khiếu nại tố cáo, hành chính đất đai, cơ sở dữ liệu, hiện đại hóa đất đai… đều đã giải quyết xong rồi. Bây giờ chỉ còn vấn đề giá đất xử lý thế nào? Vừa rồi Chính phủ đưa ra chưa được thuyết phục lắm, vì vậy T.Ư đề nghị phải xem lại, ví như đất giáp ranh thì tính ra sao. Vấn đề nữa là việc đền bù thu hồi đất, đến nay việc này vẫn “lình xình” vì nó liên quan đến giá đất, rồi vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư, đất cho người dân tộc, đất nông lâm trường… xử lý như thế nào? Những vấn đề đó T.Ư đang yêu cầu phải làm cho rõ để có báo cáo Hội nghị T.Ư 6 họp vào tháng 10 tới đây.

Chính phủ dự kiến sửa quy định về giá đất theo hướng nào?

Đây đúng là bài toán khó. Nhưng phải khẳng định rằng giá đất đền bù cho người dân là giá sát thị trường. Tại sao nói là “sát” thị trường mà không phải là “như” vì không thể như thị trường được bởi thị trường thì luôn biến động. Tất cả các quốc gia người ta cũng đều dùng từ sát giá thị trường. Các quốc gia này cũng có cơ chế là nếu như anh cho rằng giá ấy chưa sát thị trường thì tòa án sẽ là cơ quan phán quyết. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để đền bù cho người dân sát giá thị trường? Thị trường thì bản chất của nó là luôn biến động, nhưng quy định là địa phương mỗi năm điều chỉnh một lần. Quy định này khiến cho địa phương cũng rất vất vả vì có quá nhiều thủ tục để điều chỉnh giá, đồng thời tạo tâm lý kỳ vọng cho người dân rằng đợi đến sang năm giá sẽ lên cao. Chính vì điều đó nên rất nhiều dự án bị chậm, không giải phóng mặt bằng được vì người dân giữ đất để chờ giá đất lên cao.

Vì vậy Chính phủ đang xây dựng một quy trình xây dựng bảng giá đất theo thị trường và sẽ không còn khái niệm năm nữa. Bảng giá này sẽ bao gồm nhiều ô khác nhau và luôn luôn cập nhật tăng giảm theo thời giá. Nếu làm được như vậy sẽ giảm tâm lý kỳ vọng của người dân.

Dự luật Đất đai (sửa đổi) tới đây có quy định đối với các dự án dân sinh thì sẽ thực hiện đấu thầu để giải quyết vấn đề giá đền bù chứ không tiến hành thu hồi rồi giao lại cho chủ dự án như lâu nay không, thưa Phó thủ tướng?

– Quy định đấu thầu đã có ở luật Đất đai hiện hành nhưng nó lại vướng vấn đề đất sạch. Đúng là nếu lấy miếng đất ấy đem ra đấu thầu thì cả nhà nước và người dân đều được hưởng lợi cao hơn là ra quyết định giao thẳng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm được việc này thì phải có đất sạch đã rồi mới đấu thầu được. Muốn có đất sạch thì phải có vốn để làm quy hoạch, phải đền bù, xây dựng khu tái định cư để có đất sạch đem ra đấu thầu. Vấn đề này đòi hỏi vốn lớn nên đa số các địa phương không có đủ điều kiện để làm, chỉ có Hà Nội và TP.HCM có nguồn lực mạnh nhưng cũng chỉ thực hiện được đối với những dự án nhà ở nhỏ chứ chưa thể thực hiện được đối với những dự án khu đô thị, khu công nghiệp. Lần này, Chính phủ cũng đề nghị các địa phương dành một nguồn lực để giải quyết vấn đề này.

3. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá Việt Nam. Bài báo phản ánh: Ngày 7-6, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết: Khoảng 10 giờ sáng 6-6, trong khi đang đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì tàu cá QNg-90281TS của ngư dân Đặng Tằm (thôn Châu Thuận, xã Bình Châu) cùng 10 ngư dân trên tàu bị Trung Quốc bắt giữ.

Tháng 2-2012, tàu cá của ngư dân Đặng Tằm cũng bị Trung Quốc rượt đuổi và phá hỏng nhiều thiết bị trên tàu gây thiệt hại nặng. Hai tàu cá khác là QNg-66101TS của ông Lê Vinh (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) và QNg-55003TS của chủ tàu Trần Phương (xã Bình Châu) vẫn chưa được Trung Quốc trả.

II-NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Người cao tuổi có bài Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai: Bản án gần 4 năm không được thi hành, người bị hại lâm vào túng quẫn. Bài báo phản ánh: Ngày 23-7-2008, tại Bản án phúc thẩm số 170, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên xử chấp nhận yêu cầu của ông Đỗ Hữu Huyền (sinh năm 1947) và bà Đỗ Thị Triệu (sinh năm 1950). Ông Đoàn Ngọc Dư và bà Đỗ Thị Lượng phải trả lại cho ông Huyền bà Triệu 3.217 m2 đất, thuộc bản đồ số 25, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ mà ông Dư và bà Lượng đã chiếm đoạt trên 10 năm nay. Những tưởng công lí đã được làm sáng tỏ, tài sản được trả lại cho người bị hại, nào ngờ bản án được tuyên xử gần bốn năm nay, tháng nào vợ chồng ông Huyền, bà Triệu cũng đến Chi cục Thi hành án huyện Cẩm Mỹ thúc giục chờ đợi nhưng vẫn im hơi lặng tiếng.

Hiện nay, vợ chồng ông Huyền, bà Triệu tuổi đã cao, ông Huyền thuộc đối tượng tàn tật, vợ đau ốm luôn, cuộc sống chỉ trông chờ trên 3.000 m2 đất để dưỡng già. Số diện tích còn lại ông bà đã giao lại cho các con làm ăn sinh sống. Ông Huyền đã nhiều lần làm đơn gửi Chi cục Thi hành án huyện Cẩm Mỹ, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Chúng tôi đề nghị Chi cục Thi hành án huyện Cẩm Mỹ thi hành bản án dân sự nói trên vừa bảo đảm đúng pháp luật, vừa bảo đảm cho đời sống của ông Đỗ Hữu Huyền và bà Đỗ Thị Triệu

2. Báo Pháp luật Việt Nam có bài Thi hành án “bó tay” vì tòa phán “trên trời”. Bài báo phản ánh: Có người cho rằng, bản án, quyết định của Tòa án như là một bản vẽ hay một bài lý thuyết mang tính hướng dẫn, còn việc tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự là người thợ xây hay là hoạt động đưa bài lý thuyết đó thực hành trên thực tế.

Do đó, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án không có gì là khó cả. Tuy nhiên, thực tế chỉ đúng một phần vì việc thi hành án thường phát sinh rất nhiều vấn đề mà khi xét xử Tòa án có thể chưa xem xét hoặc khi nhìn nhận, đánh giá một vụ việc người ta có thể chưa nhìn thấy hết được vấn đề.

Theo qui định của Luật thi hành án dân sự (THADS), việc tổ chức THA, cơ quan THADS phải tuân thủ các trình tự, thủ tục một cách nghiêm ngặt, bắt đầu từ khi thụ lý, ra quyết định đến quá trình tổ chức THA. Tuy nhiên, đây không phải là việc khó, mà khó ở đây là thực tế của các vấn đề tranh chấp dân sự thường diễn biến phức tạp qua nhiều giai đoạn nhưng khi xét xử Tòa án chưa xem xét hoặc chưa điều tra một cách kỹ lưỡng, đến khi tổ chức THA đương sự không đồng tình, phản đối.

Đơn cử một bản án dân sự, Tòa tuyên buộc bà A phải có nghĩa vụ giao lại ngôi nhà đang ở cho ông B sở hữu. Sau khi xét xử tưởng như mọi việc đâu sẽ vào đó, thế nhưng nhiều lần cơ quan THADS tổ chức thi hành, không chỉ gia đình bà A mà còn nhiều người dân ở trong thôn kéo đến phản đối quyết liệt, gia đình dùng nhiều hình thức chống đối đến cùng. Bà A đưa quan tài đến và thách thức sẽ chết tại chỗ nếu như thực hiện việc cưỡng chế giao nhà.

Qua nhiều nguồn tin cho biết, trước đó do việc cấp quyền sở hữu ngôi nhà đang tranh chấp của chính quyền địa phương cho ông B không đúng với thực tế, vì nguồn gốc ngôi nhà đó trước đây chính là của gia đình bà A, nhưng khi xét xử Tòa không điều tra kỹ mà chỉ căn cứ vào các giấy tờ mà chính quyền địa phương đã cấp để tuyên giao cho ông B.

Một vụ án dân sự khác cũng khá lý thú, Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã có lần xét xử một vụ tranh chấp dân sự, đã tuyên buộc chủ sở hữu ngôi nhà C phải cắt một phần vách tường của ngôi nhà (nhiều tầng) đã xây dựng để trả lại phần không gian đó cho ông D, người bên cạnh.

Cơ quan thi THADS đã làm việc với các bên đương sự để thỏa thuận theo hướng bồi thường bằng tiền theo trị giá diện tích không gian mà ông C phải giao, nhưng đương sự không đồng ý; sau đó cũng đã dự kiến tổ chức thi hành theo nhiều hình thức, tham khảo các nhà chuyên môn để khoan cắt bê tông nhà nhưng vẫn không khả thi, ruốt cuộc không thể thi hành được.

Một vụ thi hành án nữa mà khi xem bản án, quyết định của Tòa án thì thấy không có gì khó khăn, nhưng khi tổ chức thi hành lại khá phức tạp, cơ quan THADS đã tổ chức thi hành hơn 8 năm, đưa ra bằng nhiều biện pháp, từ động viên, thuyết phục đến việc sử dụng các biện pháp cứng rắn nhưng đương sự vẫn chống đối, cương quyết không thi hành.

Đó là bản án mà Tòa án đã tuyên buộc một số người phải giao lại 10.000 ­m­­2 đất đang trồng đào cho ông T. là xã viên HTX nông nghiệp để canh tác theo kết quả đấu giá trúng trước đó. Việc nhận đất đang trồng đào nói trên không ngoài mục đích chặt số đào đang trồng của người phải THA để được trồng lại đào.

Tính chất phức tạp của vụ việc xuất phát từ việc HTX nông nghiệp giải quyết các lợi ích, quyền và nghĩa vụ trước đây giữa những người được THA và người phải THA trong quá trình canh tác diện tích đất nói trên trước khi đưa ra đấu giá chưa thỏa đáng, nên họ bức xúc, cương quyết không THA. Tuy nhiên, khi xét xử những vấn đề này cũng chưa được Tòa án xem xét, cân nhắc để giải quyết một cách thấu đáo, đến khi đưa bản án ra thi hành thì các đương sự phản đối quyết liệt.

Theo qui định của pháp luật, cơ quan THADS tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay, nhưng thực tế như các trường hợp nêu trên, cơ quan THADS không thể tổ chức thi hành được.

Nguyên nhân của vấn đề này là do đâu, có phải do cơ quan THADS thiếu tính quyết liệt trong việc áp dụng các biện pháp để tổ chức thi hành hay do việc giải quyết của Tòa án thiếu tính thuyết phục, xã hội không đồng thuận, dư luận không đồng tình, nhân dân phản đối hoặc không có tính khả thi trên thực tế.

Thực tế THADS cho thấy, bản án, quyết định của Tòa án được giải quyết một cách công tâm, khách quan, đúng pháp luật thì tính tự nguyện thi hành của đương sự trong giai đoạn thi hành án rất cao. Còn nếu việc giải quyết các tranh chấp của tòa án không công tâm, khách quan, xã hội không đồng thuận thì dù bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bao lâu đi nữa thì vẫn chỉ ở trên giấy, khó có thể tổ chức thi hành trên thực tế.

3. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài UBND không chịu thi hành án, pháp luật bó tay? Bài báo phản ánh: Ngày càng có nhiều vụ UBND thua kiện hành chính nhưng sau đó chây ì không chịu thi hành án.

Pháp luật thì đang thiếu các quy định cụ thể về chế tài đối với người có trách nhiệm nên người thắng kiện phải chịu thiệt thòi…

Theo các chuyên gia, sở dĩ việc thi hành án đối với UBND gặp khó khăn là bởi pháp luật chưa quy định cụ thể về chế tài đối với người có trách nhiệm. Cạnh đó, rõ ràng từ các vụ việc chây ì thi hành án cho thấy ý thức thượng tôn pháp luật của một số lãnh đạo UBND chưa cao. Mặt khác, bản thân cơ quan thi hành án và chấp hành viên đều có tâm lý ngán ngại khi “đụng” đến chính quyền địa phương theo địa hạt.

Thẩm phán Phạm Công Hùng (Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao) phân tích: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây chỉ nói chung chung là các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có UBND phải có trách nhiệm thi hành án. Pháp lệnh thiếu hẳn một cơ chế rõ ràng để xử lý kỷ luật hay chế tài những người có trách nhiệm của cơ quan bị thua kiện mà chây ì không chịu thi hành án. Đến Luật Tố tụng hành chính hiện nay có hai điều luật (247, 248) nói về việc xử lý vi phạm khi không thi hành án. Nhưng các điều luật vẫn còn chung chung theo kiểu: “Tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”. Thực tế, nếu chủ tịch UBND cố tình không thi hành án thì không ai biết cơ quan nào sẽ phải đứng ra yêu cầu xử lý họ.

Để khắc phục, Thẩm phán Hùng đề xuất luật phải quy định trách nhiệm giám sát thuộc về cơ quan quản lý cấp trên. Chẳng hạn, chủ tịch UBND cấp huyện không cấp giấy hồng cho người dân theo phán quyết của tòa thỉ chủ tịch UBND cấp tỉnh phải yêu cầu thực hiện. Nếu chủ tịch UBND tỉnh thua kiện nhưng không thi hành án thì Chính phủ phải yêu cầu. Trường hợp cấp dưới vẫn cố tình không chấp hành thì cấp trên tùy mức độ mà xử lý kỷ luật hoặc yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý hình sự.

4. Báo An ninh Thủ đô có bài Cả gan khai tử …người sống. Bài báo phản ánh: Tuy tình trạng sim điện thoại bị ăn cắp không phải là mới song việc khai tử người sống để cướp sim lại là thủ đoạn “có một không hai”. Giữa năm 2011, anh Đ.T.A (ở Quảng Ninh) đã bán và sang tên sim số 0986…888 cho anh T.T.C. Tuy vậy, khi lắp sim vào điện thoại, anh C phát hiện số không hoạt động. Gọi điện đến nhà mạng kiểm tra, anh C mới biết trước đó có người  tên Đ.T.A nhận là họ hàng của anh C đã mang giấy chứng tử ghi tên anh có xác nhận của địa phương ra nhà cung cấp dịch vụ để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Sau một hồi giải thích trình bày là mình vẫn… còn sống cùng với các giấy tờ nhân thân liên quan, anh C mới được trả lại số thuê bao.

Comments are closed.