mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Báo ngành – Nan giải bài toán kinh tế | BÁN BÁO GIẤY - Đại lý báo tạp chí nhận đặt báo giao tận nơi

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Báo ngành – Nan giải bài toán kinh tế

Báo ngành – Nan giải bài toán kinh tế

Thứ ba, 19/6/2012
Nhân kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Công an nhân dân có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Hồng, Tổng Biên tập Báo Công lý xung quanh những câu chuyện nghề, chuyện khó khăn của các cơ quan báo chí.

PV: Thưa ông, trên các phương tiện truyền thông vừa qua có một loạt bài viết phản ánh về tình trạng một số tờ báo hiện nay là lá cải, hoặc là đang bị “lá cải hóa”, trong đó có nhắc tới phụ trương Công lý và Xã hội – ấn phẩm phụ của Báo Công lý. Đón nhận thông tin này, ông thấy sao?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Tôi không đồng ý với quan điểm của một số bài báo, cho rằng ấn phẩm “Công lý và Xã hội” của chúng tôi cũng là tờ báo “lá cải”. Có lẽ những người viết loạt bài này đã không đọc kỹ các bài báo của chúng tôi trên từng số báo.

PV: Nhưng, xin lỗi ông, tôi cũng đọc Công lý và Xã hội thấy báo mình đăng nhiều vụ án quá!

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Đúng là trên báo tôi đề cập nhiều đến các vụ án. Nhưng tránh làm sao được, vì tờ báo của chúng tôi là của ngành Tòa án. Một trong những tôn chỉ, mục đích của báo Công lý là tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Ngay khi xuất bản số đầu tiên của phụ trương Công lý và Xã hội, Ban biên tập đã có lời tựa như một thông điệp gửi độc giả, rằng “đằng sau những phiên tòa với các bản án đã được tuyên, dù có công minh, thấu tình đạt lý nhường nào thì vẫn còn một thế giới đầy rẫy những tâm tư, cảm xúc rất con người. Ở đó, mỗi thân phận khi sa vào vòng lao lý, cuộc đời họ cũng đầy ắp những khuất khúc, truân chuyên mà chỉ “người trong cuộc mới tường, mới hiểu”. Vậy cho nên, ngoài chuyện đưa ra hình phạt với những kẻ lầm đường lạc lối để giữ tinh thần pháp luật thượng tôn, còn phải hướng cho họ biết quay đầu về bến hoàn lương, tìm về nẻo thiện…Công lý và Xã hội mong muốn chia sẻ tới quý vị độc giả thêm những góc nhìn về công lý, phản ánh khát vọng công lý cũng như hành trình gian lao đấu tranh bảo vệ công lý, mang công lý đến cho mọi người dân, cho mọi tầng lớp trong xã hội”.

Vậy cho nên tôi cho rằng không phải cứ báo nào đăng nhiều vụ án thì đó là tờ báo lá cải, mà cần phải xem cách thức đăng tải vụ án như thế nào. Ở Công lý và Xã hội, mỗi một vụ án khi Toà xét xử được đưa lên báo, chúng tôi bao giờ cũng đúc kết thành những bài học để tuyên truyền cho nhân dân ý thức tôn trọng pháp luật, lên án cái xấu, cái ác. Nghĩa là mỗi vụ án được đưa lên là một câu chuyện và đều mang một thông điệp tích cực nào đó.

PV: Thưa ông, có nghĩa là một bài báo được xem là lá cải hay không phụ thuộc vào cách viết, cách thể hiện và khai khác đề tài?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Đúng vậy, và theo tôi đó mới là tiêu chí để đánh giá! Một vụ án, nếu được phóng viên viết theo cách mô tả chi tiết, chỉ nhằm đánh vào sự hiếu kỳ và tò mò của độc giả dẫn đến hậu quả xấu như cổ xúy cho cái ác, kích động lối sống không lành mạnh trong quần chúng nhân dân và đặc biệt là có ảnh hưởng không tốt đến giới trẻ thì bài viết đó mới gọi là lá cải, là tờ báo lá cải.

PV: Vậy, là người quản lý một cơ quan báo chí, ông có nguyên tắc nào đề ra cho các phóng viên của mình khi viết về các vụ án?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Quan điểm của Công lý và Xã hội đồng thời cũng là yêu cầu của tôi đối với các phóng viên trong tòa soạn Báo Công lý là viết bài nào cũng phải có định hướng rõ ràng, là phải chuyển tải một thông điệp nào đó cho độc giả. Đưa thông tin về vụ án để lên án cái xấu, cái ác và để cảnh tỉnh chính là một thông điệp, là góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Tôi không cho phép các phóng viên viết vụ án sa vào tự nhiên chủ nghĩa, chạy theo việc mô tả tầm thường. Tôi cũng đã từng có 23 năm làm việc trong ngành Công an nên càng phải biết cái gì nên làm, cái gì phải tránh. Viết một vụ án, dù là vụ án lớn hay nhỏ thì đều phải có góc nhìn nhân văn và đích cuối cùng là góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội.

Mà nói vậy chứ ngoài đăng tải các vụ án, Công lý và Xã hội cũng có nhiều chuyên mục khác, ví như “Chuyện Thẩm phán”, chuyện kinh nghiệm xét xử…, kể cả đưa những cảnh ngộ bất hạnh ngoài đời để kêu gọi những tấm lòng từ thiện. Mới đây nhất, bài “Rơi nước mắt với bé gái mắc chứng bệnh da voi mặt quỷ” đăng trên Công lý và Xã hội đã nhận được rất nhiều sự cảm thông và quan tâm của bạn đọc. Cũng chính vì thế, Tòa soạn có điều kiện để giúp cho gia đình cháu bé gần 50 triệu đồng, và sự ủng hộ, quên góp từ bạn đọc với trường hợp cháu bé này đến nay vẫn còn tiếp tục.

PV: Có một sự thật là khi ông quyết định ra mắt phụ trương “Công lý và Xã hội” thì hình như độc giả mới biết đến nhiều hơn tờ báo “mẹ” là báo Công lý. Việc lấy “tờ phụ” để nuôi “tờ chính” có phải là một giải pháp để tăng nguồn thu nhập cho cán bộ, phóng viên không, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Có một thực tế không thể phủ nhận là các báo của ngành nói chung hiện nay rất khó bán ngoài sạp. Những thông tin hoạt động của ngành không phải là món ăn độc giả ưa thích. Tờ báo của chúng tôi cũng vậy. Về kinh phí thì mỗi năm chúng tôi được ngành Toà án cấp 500 triệu đồng để hoạt động. Như vậy cũng đã là sự quan tâm, là ưu ái quá rồi. Nhưng có làm nghề mới biết, với một bộ máy trên 30 cán bộ phóng viên, mỗi tháng chúng tôi chi trả lương, nhuận bút và các khoản chi phí khác cho bộ máy hoạt động đã hết quá nửa. Mà số lượng báo bán được ra ngoài thị trường không nhiều, may là ngành đã mua cho chúng tôi mỗi số báo vài ngàn tờ để cấp phát.

Muốn tồn tại, chúng tôi phải tự xoay xở, như tăng cường công tác phát hành, kêu gọi quảng cáo, và quyết định xuất bản thêm số phụ “Công lý và Xã hội”. Ấn phẩm này cũng vẫn phản ánh các vấn đề của ngành Tòa án, nhưng rộng hơn và có phần “tung tẩy” hơn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của độc giả hơn.

Tôi quan niệm mình đang làm một tờ báo thị trường, nhưng dứt khoát phải là một tờ báo thị trường tử tế.

PV: Theo ông, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cần phải làm gì để phân loại cũng như xử lý các ấn phẩm báo chí vi phạm vào tiêu chí, định hướng trong việc đưa thông tin?

Ông Nguyễn Mạnh Hồng: Hiện nay phần lớn các tờ báo, đặc biệt là báo chí của ngành rất nan giải bài toán kinh tế. Người làm báo không năng động thì khó mà tồn tại. Người làm báo năng động là người hiểu rõ quy luật vận hành của đời sống, cũng như nhu cầu, thị hiếu của độc giả. Điều quan trọng nhất là cách làm của từng tờ báo ra sao, góp phần tích cực vào đời sống xã hội thế nào. Theo tôi, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cần có một cách nhìn nhận, đánh giá đúng về việc đưa thông tin của từng tờ báo, ấn phẩm nào sai thì xử, xử nghiêm khắc chứ không nên “vơ đũa cả nắm”.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

(Công lý)

Comments are closed.