Chuyện những tỷ phú làm giàu từ hai bàn tay trắng
Howard Schultz, ông chủ của hãng cafe danh tiếng thế giới Starbuck là điển hình của mẫu tỷ phú vươn lên từ nghèo khó. Ngoài ra còn nhiều tỷ phú khác cũng phải lớn lên trong khu ổ chuột, phải khởi nghiệp từ đường phố.
Dưới đây là một số tỷ phú điển hình vươn lên làm giàu từ nghèo khổ trên thế giới.
Tỷ phú người Canada này từng biểu diễn trò ảo thuật phun lửa trên đường phố trước khi mang gánh xiếc Cirque du Solei đến với thế giới. Mãi đến năm 1987, ông quyết định sẽ cược hết tiền bạc có được để mang gánh xiếc của mình đến Liên hoan nghệ thuật Los Angeles. Lần đánh cược đó đã mang lại kết quả, đoàn xiếc đã được mời đến Las Vegas biểu diễn và làm nên tên tuổi gánh xiếc trứ danh Cirque du Solei mà chúng ta vẫn biết đến ngày nay.
Giờ đây, Laliberté đang giữ chức giám đốc điều hành của Cirque với khối tài sản lên tớ 2,5 tỉ USD.
2. John Paul DeJoria
Tỷ phú này từng phải sống trong xe ô tô trước khi công ty John Paul Mitchell Systems của ông khởi sắc. Thuộc thế hệ người Mỹ đầu tiên, DeJoria đã phải trải qua nhiều sóng gió từ lúc khởi nghiệp. Cha mẹ ly dị khi ông mới chỉ lên hai. DeJoria đã phải đi bán những tấm thiệp Giáng sinh và báo để giúp đỡ gia đình cho đến khi ông lên 10. Sau cùng, DeJoria được gửi đến trại nuôi dưỡng ở Los Angeles.
DeJoria từng hành nghề trộm cướp trong thời gian sống ở Los Angeles trước khi gia nhập quân đội. Sau khi thử sức mình với vai trò nhân viên ở Redken Laboratories, DeJoria vay một khoản tiền 700 USD và lập nên công ty John Paul Mitchell Systems. Tự ông đã đi chào hàng sản phẩm dầu gội đầu của công ty từ nhà này đến nhà khác, nay đây mai đó trên chiếc xe của mình. Tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm là điều không thể phủ nhận. Giờ đây doanh thu của JPM Systems lên tới 900 triệu USD hàng năm. DeJoria cũng sáng lập nên hãng Patron Tequila và có vai vế trong nhiều ngành công nghiệp, từ kim cương đến âm nhạc.
Ông Ursula Burns lớn lên trong một dự án phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Manhattan’s Lower East Side. Giờ đây bà đang là người điều hành hãng Xerox.
Trước khi Manhattan’s Lower East Side trở nên thanh bình như hiện tại, nơi đây đã từng là thủ phủ của những tên trộm cướp. Người mẹ đơn thân đã một mình nuôi nấng Burns từ dự án phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp. Mẹ của Burns mở một trung tâm trông trẻ tại gia và dịch vụ là quần áo để có thể chu cấp cho việc học của Ursula tại trường công giáo. Bà thi vào trường Đại học New York và trở thành một thực tập sinh tại Xerox.
Hiện giờ, bà đang giữ chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch hàng Xerox. Bà là người phụ nữ người Mỹ gốc Phi đầu tiên lọt vào danh sách Fortune 500.
4. Howard Schultz
Howard Schultz lớn lên ở Brooklyn trước khi thành lập nên thương hiệu Starbucks. Từ khu ngoại ô nghèo Canarsie, Brooklyn, Schultz luôn ao ước được bước ra khỏi những rào cản và lối sống mà người cha làm nghề lái xe ba gác hướng ông đi theo. Mặc cho cảnh thiếu thốn cơ cực, ông lại rất giỏi các môn thể thao và đã giành được học bổng bóng đá từ trường Đại học Nam Michigan.
Sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng nghành truyền thông, Schultz tiếp tục làm việc cho hãng Xerox trước khi tìm thấy một cửa hàng cà phê nhỏ có tên Starbucks. Với lòng đam mê cà phê, ông đã rời Xerox để trở thành Giám đốc điều hành của công ty Starbucks vào năm 1987. Khởi đầu với 60 cửa hiệu, cho đến nay, Starbucks đã có trên 16.000 đại lý trên toàn thế giới, mang lại cho Schultz lợi nhuận ròng 1,1 tỷ USD. Schultz đã có thời gian ngừng điều hành công ty và sau đó trở lại với vị trí Giám đốc điều hành, đưa thương hiệu này vượt ra khỏi thời kỳ sa sút.
5. Li Ka-sing
Tỷ phú Trung Quốc từng bỏ học lúc 15 tuổi để đi làm ở một nhà máy sản xuất nhựa hiện đang là người giàu nhất khu vực Đông Á.
Gia đình Li Ka-sing rời bỏ Trung Quốc đại lục để đến Hồng Kông vào năm 1940. Cha ông mất vì căn bệnh lao phổi khi ông mới 15 tuổi. Li đã phải bỏ học để giúp đỡ gia đình, ông làm các sản phẩm nhựa và hoa nhựa xuất khẩu sang Mỹ.
Đến năm 1950, Li khởi đầu với công ty riêng của mình có tên Cheung Kong Industries. Ban đầu, công ty này chỉ sản xuất nhựa, về sau lấn sân sang thị trường bất động sản. Li cũng mở rộng quyền sở hữu của mình tới nhiều công ty khác và hiện đang có chân trong các lĩnh vực ngân hàng, điện thoại cầm tay, truyền hình qua vệ tinh, sản xuất xi măng, các thị trường bán lẻ, khách sạn, vận tải nội địa, hàng không, điện, sản xuất thép, cầu cảng và tàu thủy, và đầu tư vào các ứng dụng có tiềm năng trong các ngành khác.
Tỷ phú này cũng từng bỏ học nửa chừng hiện đang nắm giữ tập đoàn kinh doanh các mặt hàng cao cấp PPR. Pinault bỏ dở việc học tại trường trung học vào năm 1947 khi bị trêu chọc vì xuất thân nghèo hèn. Ông tham gia vào công việc kinh doanh gỗ của gia đình và bắt đầu mua lại các công ty nhỏ hơn từ thập kỷ 70. Những chiến thuật kinh doanh mạnh tay – bao gồm việc cắt giảm việc làm và bán chính công ty gỗ của mình để rồi sau đó mua lại với giá chỉ bằng một phần nhỏ chi phí ban đầu khi thị trường phá sản đã khiến ông nổi danh như một kẻ lợi dụng. Ông cũng dùng đến những kế sách tương tự trong công việc kinh doanh bất động sản và đã mua lại những cổ phiếu không mấy giá trị của Pháp và dùng tiền của chính phủ để cứu các công ty khỏi tình trạng phá sản.
Nhờ khối tài sản tự mình làm ra, Pinault đã lập nên PPR, tập đoàn chuyên kinh doanh các mặt hàng cao cấp như Gucci và Stella McCartney. Từng là người giàu nhất nước Pháp, gia tài của Pinault hiện lên tới 8,7 tỷ USD. Ông cũng sở hữu nhiều ngôi nhà cổ khắp thế giới và là bố chồng của nữ diễn viên Salma Hayek.
7. Leonardo Del Vecchio
Leonardo Del Vecchio từng là một anh công nhân mồ côi, tuy nhiên, hiện ông đang nắm giữ đế chế kinh doanh kính mắt Ray-Bans và Oakleys Del Vecchio. Lớn lên từ một trại trẻ mồ côi, ông bắt đầu đi làm tại một phân xưởng sản xuất khuôn đúc cho các phụ tùng ô tô và khung mắt kính. Tại đây, ông đã bị tai nạn mất một phần ngón tay.
Ở tuổi 23, ông mở cửa hàng khung kính mắt, về sau phát triển thành hãng sản xuất kính mắt và kính thuốc lớn nhất thế giới. Luxottica đã tạo nên những thương hiệu nổi tiếng như Ray-Bans và Oakleys với 6.000 cửa hàng bán lẻ, điển hình như Sunglass Hut and LensCrafters. Tài sản ước tính của Leonardo Del Vecchio hiện đang là hơn 10 tỷ USD.
8. Kirk Kerkorian
Kirk Kerkorian từng làm qua các nghề từ võ sĩ quyền anh, phi công trong Không lực Hoàng gia đến ông chủ của những khu nghỉ dưỡng nguy nga ở Las Vegas.
Kerkorian, cậu thanh niên học tiếng Anh trên đường phố đã bỏ dở việc học khi đang theo học lớp 8 để trở thành võ sĩ quyền anh. Gia đình Kerkorian là nạn nhân của cuộc Đại suy thoái. Kerkorian lên đường tìm kiếm kế sinh nhai để giúp đỡ gia đình.
Từ số tiền kiếm được, Kerkorian đã mở sòng bạc và trở thành ông trùm trong giới bất động sản ở Las Vegas: ông mua lại The Flamingo, xây thêm The International và MGM Grand, những công trình làm nên cảnh sắc ở Las Vegas. Tài sản hiện có của Kerkorian lên tới 16 tỉ USD.
9. Sheldon Adelson
Sheldon Adelson là một ông trùm khác trong giới khách sạn ở Las Vegas, người từng thử sức mình ở rất nhiều công việc, ngành nghề khác nhau.
Lớn lên từ một căn hộ ở Massachusetts nơi ông phải ngủ chung trên chiếc giường duy nhất với bố mẹ và ba người anh em khác. Bố ông là một tài xế taxi người Lithuania và mẹ ông có một cửa hàng đan len. Khi 12 tuổi, Andelson bắt đầu đi bán báo. Ít năm sau, ông còn kết hợp thêm máy bán hàng tự động bán hàng ở góc phố.
Andelson thử sức mình qua một vài ngành từ đóng gói các vật dụng nhà tắm trong khách sạn đến môi giới cho vay thế chấp. Cơ may lớn nhất đến với Andelson từ việc mở một triển lãm máy tính. Tài sản có được ông mua lại Sands Hotel & Casino và sau đó là khu nghỉ dưỡng The Venetian.
Ingvar Kamprad sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ỏ Thụy Điển và tạo lập nên hãng kinh doanh bán hàng qua bưu điện, sau này trở thành IKEA. Kampard từng làm công việc đồng áng để kiếm sống nhưng ông luôn có tài lẻ kinh doanh, ví như mua diêm số lượng lớn từ Stockholm rồi bán lại cho hàng xóm, về sau chuyền sang cá, đồ trang trí Giáng sinh và bút.
Không thỏa mãn với những điều nhỏ nhặt đó, Kampard nhận một số tiền từ bố mình – phần thưởng cho việc học hành tấn tới để lập nên một công ty bán hàng qua bưu điện, tiền thân của hàng IKEA – thương hiệu lấy tên từ những chữ cái đầu của tên làng và nông trại của gia đình. Đồ gỗ là mặt hàng bán chạy nhất của công ty. Kampard tận dụng các nhà sản xuất tại địa phương để giữ giá bán thấp. Ông từng là người giàu nhất thế giới. Tài sản của ông gần đây có sụt giảm song vẫn rất ấn tượng với con số 6 tỷ USD.
11. Roman Abramovich
Roman Abramovich là một đứa trẻ mồ côi, người đã biến một món quà cưới đắt tiền thành một đế chế dầu lửa.
Sau khi cha mẹ qua đời khi mới chỉ lên 4, chàng trai người Nga Abramovich được người chú và bà nuôi nấng. Vận may đến với Abramovich khi nhận được món quà cưới xa hoa từ bên thông gia. Abramovich bỏ dở việc học ở đại học để theo đuổi niềm đam mê đối với công việc thầu khoán, từng bắt đầu bằng việc bán những con vịt bằng nhựa bên ngoài một căn hộ ở Moscow.
Năm 1995, Abramovich đã tiếp quản thành công công ty dầu mỏ Sibneft với một mức giá thỏa thuận. Ông tiếp tục đầu tư vào những vụ mua lại công ty lớn hơn bao gồm Russian Aluminum and nhà sản xuất thép Evraz Group. Qua nhiều năm, Abramovich từng bị buộc tội dính líu đến những phi vụ làm ăn mờ ám như đưa hối lộ và bảo kê liên quan tới những vụ việc xung quanh lò nấu kim loại. Dường như sự tàn nhẫn đã mang lại nhiều điều cho nhà tỷ phú này: ông hiện đang có trong tay phi thuyền cá nhân lớn nhất thế giới cũng như nhiều thứ đáng mơ ước khác.
Richard Desmond, lập nghiệp từ việc kiếm sống trong gara ô tô đã thiết lập nên một đế chế xuất bản tạp chí lớn mạnh như Penthouse.
Desmond là được mẹ nuôi nấng sau khi cha mẹ ông chia tay nhau. Hai mẹ con sống bên trên một gara ô tô. Đó là quãng thời gian mà Desmond tự mô tả về mình rằng anh béo phì và rất cô đơn. Bỏ học năm 14 tuổi để trở thành một tay trống, Desmond từng làm việc ở phòng giữ hành lý để có tiền chi trả các hóa đơn. Dù cho không giàu lên từ tài năng âm nhạc song về sau, ông cho mở những cửa hiệu thu âm riêng.
Sau cùng Desmond cho xuất bản cuốn tạp chí đầu tiên có tên International Musician and Recording World. Công việc xuất bản tạp chí mở mang ra các ấn phẩm khác như bản tiếng Anh của Penthouse và Ok! được yêu thích trên toàn cầu. Hiện ông đang sở hữu nhiều ấn phẩm trên khắp thế giới và tham gia nhiều hoạt động từ thiện.
J.K. Rowling từng sống nhờ vào tiền trợ cấp trước khi nhượng quyền kinh doanh cuốn Harry Potter. Đầu những năm 90, Rowling vừa mới ly hôn và phải sống nhờ vào tiền trợ cấp với đứa con nhỏ. Bà hoàn thành phần lớn cuốn Harry Potter tập 1 trong quán cà phê.
Nhờ nhượng quyền kinh doanh cuốn Harry Potter, J.K. Rowling đã có khối tài sản ước đạt 1 tỷ USD.
14. Sam Walton
Trước khi Sam Walton thành lập nên Wal-Mart, ông từng phải đi vắt sữa bò và bán báo ở Oklahoma.
Gia đình của Walton sống nhờ vào nông trại ở Oklahoma trong thời gian xảy ra cuộc Đại suy thoái. Để có thể trang trải cho cuộc sống, Walton làm công việc vắt sữa bò và mang sữa đến tay khách hàng. Ông cũng kiêm việc đưa báo và bán báo đặt dài hạn.
Đến 26 tuổi, ông đã có trong tay nhiều cửa hiệu sau khi tốt nghiệp trường Đại học Missouri với tấm bằng cử nhân kinh tế. Với số tiền 5.000 USD và 20.000 USD vay bố vợ, Waltion mua lại cửa hiệu Ben Franklin ở Arkansas. Ông tiến hành mở mang chuỗi cửa hàng này và lập nên Wal-Mart và Sam’s Club. Ông qua đời năm 1992, để lại công ty cho vợ và các con quản lý.
Oprah Winfrey đã biến cuộc đời đầy gian khó của bản thân thành nguồn cảm hứng nghệ thuật với công việc kinh doanh trị giá nhiều tỷ USD.
6 năm đầu đời, Oprah sống cùng bà, người mặc những chiếc váy làm từ bao tải đựng khoai tây. 13 tuổi, Oprah đã bỏ nhà đi sau khi bị xâm hại tình dục. 14 tuổi, đứa con mới chào đời chết không lâu sau khi sinh. Oprah quay về sống với mẹ, nhưng phải đến khi mẹ gửi Oprah đến sống với cha thì cuộc sống của Oprah mới biến chuyển.
Bà nhận học bổng toàn phần của trường đại học, giành danh hiệu trong một cuộc thi sắc đẹp do một đài phát thanh phát tổ chức. Cái tên Oprah đã trở thành một đế chế. Theo tạp chí Forbes, tài sản của bà ước đạt 2,7 tỷ USD.
Theo Business Insider