mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Tin tức tổng hợp trong ngày 17.7.2012 - Những sự kiện nổi bật | Đặt tạp chí Vietnam economic Times | Đặt tạp chí Vietnam economic News | Đặt báo Vietnam Investment Review

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Tin tức tổng hợp trong ngày 17.7.2012 – Những sự kiện nổi bật trên báo chí hàng ngày

Tin tức tổng hợp trong ngày 17.7.2012 – Những sự kiện nổi bật trên báo chí hàng ngày

Trong buổi sáng ngày 17/7/2012, một số báo chí đã có bài phản ánh những sự kiện nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC
1. Báo Thanh niên Online có bài Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. Bài báo đưa tin: Ngày 16.7, tại TP.HCM, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) đã khai mạc kỳ họp thứ 3 năm 2012, nhằm thảo luận để đưa ra báo cáo chính thức, khuyến nghị, nội dung đối thoại gửi lên các nhà lãnh đạo APEC tại kỳ họp thượng đỉnh sẽ diễn ra vào tháng 9.2012 tại Liên bang Nga. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự và phát biểu tại lễ khai mạc.

Chủ tịch nước nêu rõ, cùng chung nỗ lực với các nền kinh tế khu vực, Việt Nam quyết tâm vượt qua những khó khăn hiện tại, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá: tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu các ngân hàng thương mại và định chế tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Chủ tịch đề nghị cộng đồng doanh nghiệp APEC cần có biện pháp hành động thực tế để phát triển hạ tầng thông qua quan hệ đối tác công tư (PPP), tăng cường tính kết nối của các nền kinh tế APEC, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nền kinh tế đang phát triển có thể tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực; hợp tác và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phát triển nguồn năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng sạch và tái tạo…

2. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài Hội Luật gia VN tiếp tục đóng góp bảo vệ chủ quyền đất nước. Bài báo phản ánh: Chiều 16-7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn Hội tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công tác xây dựng pháp luật; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; cải cách hành chính; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý Hội quan tâm hơn nữa tới công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước.

Tại cuộc họp, Hội Luật gia Việt Nam đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành thực hiện các biện pháp nhằm phát huy hơn nữa khả năng của Hội trong các hoạt động như: tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật; cải cách tư pháp, cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng; cho phép xây dựng Đề án tăng cường vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong Hội Luật gia dân chủ quốc tế và Hiệp hội Luật gia ASEAN.

3. Báo Dân trí có bài Trung Quốc ngang ngược đánh bắt cá tại Trường Sa. Bài báo đưa tin: Theo TTXVN, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội tàu gồm 30 tàu đánh cá đến từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ngang nhiên lên kế hoạch bắt đầu hoạt động đánh bắt cá tại khu vực gần Bãi đá Chữ thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ đêm 16-7.

Đội tàu trên đã tìm cách đánh bắt cá từ tối 15-7 ngay sau khi tới ngư trường này vào khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, song kế hoạch không thực hiện được vì mưa lớn. Theo tin của TTX, đội tàu trên có một tàu hậu cần 3.000 tấn, dự kiến tiến hành 5-10 ngày đánh bắt ở gần Bãi đá Chữ thập. Một tàu tuần tra ngư nghiệp Trung Quốc, mang tên Ngư chính-310, cũng đã tới khu vực này để làm nhiệm vụ bảo vệ.

Trước đó, ngày 13-7, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia – Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

4. Báo Pháp luật Việt Nam có bài Công bố 13 Luật và 2 Nghị quyết. Bài báo phản ánh: Hôm qua – 16/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 13 Luật và 2 Nghị quyết được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3.

13 Luật bao gồm Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giáo dục đại học, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Giá, Luật Giám định tư pháp, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Quảng cáo, Luật Tài nguyên nước, Luật Biển Việt Nam (đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2013). Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (có hiệu lực từ ngày 1/5/2013), Luật Xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 1/7/2013). Hai Nghị quyết là Nghị quyết về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị quyết về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

II-NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Nhân dân điện tử có bài Ngành tư pháp thực hiện tốt công tác tham mưu việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Bài báo đưa tin: Ngày 16-7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tư pháp sáu tháng đầu năm 2012 thông qua hình thức trực tuyến. Ðồng chí Hà Hùng Cường, Ủy viên T.Ư Ðảng, Bộ trưởng Tư pháp chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, sáu tháng đầu năm 2012, công tác tư pháp thu được kết quả trên nhiều lĩnh vực, bám sát Chương trình công tác năm 2012 và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương. Toàn ngành tập trung triển khai nhiệm vụ giúp Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ chế xử lý vi phạm Hiến pháp. Bên cạnh đó, ngành tư pháp duy trì tốt tiến độ và chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tốt các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua trong sáu tháng đầu năm 2012.
2. Báo Thanh niên Online có bài Thanh tra sai phạm đối với chi cục trưởng thi hành án. Bài báo phản ánh: Cục Thi hành án (THA) dân sự Đồng Nai và Huyện ủy Nhơn Trạch đang tiến hành thanh tra sai phạm đối với ông Trần Văn Dân, Phó bí thư Chi bộ Phòng Tư pháp, Chi cục trưởng Chi cục THA dân sự H.Nhơn Trạch do có dấu hiệu sai phạm trong lĩnh vực tài chính và ra quyết định trái pháp luật.

Trước đó, ông Nguyễn Phúc Thịnh, đảng viên, cán bộ Chi cục THA Nhơn Trạch gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, tố cáo ông Dân về các sai phạm trên. Trong hai năm 2009 và 2010, ông Dân thu tiền THA không nộp vào ngân sách nhà nước hơn 39 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, ông Dân viết biên lai thu tiền của 2 đương sự nhưng lại giao cho người nộp tiền bằng một biên lai…

Ngay sau khi có đơn tố cáo, ngày 10.5 kế toán của chi cục đã đến Kho bạc Nhà nước nộp tiền để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, ông Dân còn có dấu hiệu ra quyết định đình chỉ THA đối với Công ty LiaoNingGaoke, gây thiệt hại cho người được THA. Được biết, Viện KSND tối cao cũng đang thu thập hồ sơ sai phạm để điều tra theo thẩm quyền.
3. Báo Pháp luật và Xã hội có bài Từ chuyện Đoàn Luật sư Hà Nội xóa tên 16 thành viên “Lộ” chuyện luật sư không có thẻ vẫn có thể hành nghề?. Bài báo phản ánh: Theo Đoàn LS Hà Nội, 16 LS bị xóa tên vừa qua vì chưa đóng phí thành viên ít nhất từ 2 năm trở lên, nên chưa từng được Đoàn LS TP Hà Nội đề nghị Liên đoàn LS Việt Nam cấp thẻ.

Sau khi Đoàn Luật sư (LS) Hà Nội quyết định xóa tên 16 LS khỏi danh sách thành viên do nợ phí, Sở Tư pháp Hà Nội đã quyết định thu hồi đăng ký hoạt động với 4 tổ chức hành nghề do LS đại diện theo pháp luật của những tổ chức này. Nhưng từ việc này cũng “phát lộ” một vấn đề là trong thời gian qua, có những người vẫn được mang danh và vẫn hành nghề LS mà không được cấp thẻ LS!

Theo qui định, Thẻ LS là 1 trong những giấy tờ quan trọng chứng minh tư cách hành nghề của LS. Từ khi Liên đoàn LS Việt Nam được thành lập, thì thẻ LS cũ (do Đoàn LS các tỉnh, TP đã cấp theo mẫu của Bộ Tư pháp) hết hiệu lực sử dụng, thay vào đó là Thẻ LS do Liên đoàn LS Việt Nam cấp, tính từ ngày 1-8-2010.

Theo Đoàn LS Hà Nội, 16 LS bị xóa tên vừa qua vì chưa đóng phí thành viên ít nhất từ 2 năm trở lên, nên chưa từng được Đoàn LS TP Hà Nội đề nghị Liên đoàn LS Việt Nam cấp thẻ. Kéo theo đó là khi họ bị xóa tên, cả Đoàn và Liên đoàn đều không phải  thu hồi thẻ LS của họ vì thẻ cũ đã hết hiệu lực, nhưng thẻ mới chưa được cấp. Tuy nhiên, điều đáng nói là, từ ngày 1-8-2010 đến trước khi bị xóa tên (12-4-2012), dù “thẻ cũ hết hiệu lực, thẻ mới không có”, các LS này vẫn nghiễm nhiên được xem là thành viên của Đoàn LS Hà Nội, vẫn có thể hoạt động với tư cách LS mà không bị Đoàn LS Hà Nội và Liên đoàn LS Việt Nam nhắc nhở!

Vì vậy, cần có qui định khi phát hiện LS thành viên của mình không được cấp thẻ LS mới thì Đoàn LS nơi LS đó là thành viên phải thông báo cho Sở Tư pháp biết để cơ quan này xem xét những LS không được cấp thẻ LS này có phải là người đại diện theo pháp luật của các tổ chức hành nghề LS hay không, để thuận tiện cho việc quản lý các tổ chức hành nghề. Bên cạnh đó, việc thu hồi chứng chỉ hành nghề LS sau khi LS bị xóa tên cũng cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh “tạo điều kiện” cho những người đã bị xóa tên LS có thể tiếp tục “mang danh nghĩa LS” thực hiện các việc mà pháp luật chỉ qui định dành cho LS, đồng nghĩa với việc xem nhẹ qui định pháp luật và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

4. Báo Hà Nội mới Online có bài Dân khổ vì “vênh” chính sách. Bài báo phản ánh: Thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực tư pháp chiếm chủ yếu khối lượng công việc của bộ phận “một cửa”. Đặc biệt, đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn, cho – nhận con nuôi…), chứng thực là những thủ tục cơ bản của tư pháp, diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hai thủ tục này và cơ chế “một cửa” đang “ngáng nhau”, khiến cán bộ bối rối và phiền hà cho người dân.

Cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính áp dụng theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Chính phủ sau 5 năm thực hiện đã thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã cho thấy không ít bất cập nảy sinh do các quy định chưa phù hợp, mà cán bộ và người dân “kêu” hoài vẫn chưa có chuyển biến. Như thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh có quy định ký sổ hộ tịch, trong khi đó, sổ này phải được bộ phận tư pháp lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài. Nếu thực hiện theo cơ chế “một cửa” thì việc ký sổ sẽ theo hai hướng: Hướng thứ nhất là sổ hộ tịch để ở bộ phận “một cửa” để công dân nhận kết quả và ký sổ hộ tịch tại đó, nhưng như vậy không đúng quy định về lưu trữ sổ, đồng thời kéo theo bất cập trong việc ghi sổ, tra cứu, giải quyết việc cấp các giấy tờ liên quan đến hộ tịch. Hướng thứ hai là để sổ hộ tịch tại bộ phận tư pháp, công dân sẽ phải nhận kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận “một cửa” rồi quay lại nơi lưu trữ để thực hiện việc ký sổ, song như vậy lại không còn là “một cửa” nữa.

Tương tự thủ tục chứng thực chữ ký, chữ ký người dịch cũng gặp “khó” khi áp dụng cơ chế “một cửa”. Theo quy định của NĐ 79/2007/NĐ-CP, “người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực”, nên khi áp dụng cơ chế “một cửa” sẽ không đáp ứng đúng quy định của nghị định trên (vì không có cán bộ thực hiện chứng thực ở bộ phận “một cửa”), còn thực hiện đúng quy định (của NĐ 79/2007/NĐ-CP) thì người dân sẽ phải qua “hai cửa”: nộp hồ sơ và nhận ở “một cửa” rồi đến bộ phận tư pháp để chứng thực. Với công tác chứng thực, quy định phải giải quyết hồ sơ ngay sau khi tiếp nhận. Song, trên thực tế bộ phận “một cửa” tiếp nhận xong còn phải chuyển giao cho phòng chuyên môn thực hiện nên khó bảo đảm thời gian giải quyết như quy định. Nếu giải quyết ngay thì sau khi tiếp nhận, cán bộ sẽ liên tục phải đi lại chuyển hồ sơ từ bộ phận “một cửa” sang phòng chuyên môn. Như vậy sẽ dẫn đến sự ùn tắc ở “một cửa” do công dân phải chờ cán bộ đi chuyển giao hồ sơ.

Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 80% vào năm 2020”. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này thì một trong những yếu tố cần thiết là các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, đưa ra quy định thống nhất phù hợp để cán bộ và công dân dễ dàng áp dụng.
5. Báo điện tử Tầm nhìn có bài Vụ “sắp nghỉ hưu, trẻ lại 4 tuổi” ở Quảng Trị: Ai “qua mặt” Ban Thường vụ Tỉnh uỷ?. Bài báo phản ánh: Trong lúc dư luận băn khoăn, đàm tiếu về việc ông Lê Xuân Đường – Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Trị (QT) – tìm cách làm lại giấy khai sinh nhiều lần để sụt xuống 4 tuổi khi hạn về hưu đang cận kề (từ 20.11.1952 xuống thành 20.11.1956 – Báo Lao Động đã thông tin), thì xuất hiện một quyết định công nhận ngày tháng năm sinh trẻ lại 4 tuổi cho ông Đường.

Tuy nhiên, theo quy định, ông Đường thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý và quyết định. Vậy ai đã “qua mặt” cả Ban Thường vụ Tỉnh uỷ QT?

Ngày 12.7.2011, ông Đường đến xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh (QT) yêu cầu được cấp lại bản chính giấy khai sinh có ngày tháng năm sinh là 20.11.1956 (tại thời điểm này giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, lý lịch đảng viên của ông Đường đều khai là 20.11.1952). UBND xã Gio Mỹ đã tiến hành cấp bản chính giấy khai sinh 20.11.1956 cho ông Đường. Chỉ 24 ngày sau, ông Đường lại khai mất bản chính giấy khai sinh do xã Gio Mỹ cấp ngày 12.7.2011 và yêu cầu UBND huyện Gio Linh cấp lại giấy khai sinh.

Thực hiện yêu cầu này, ngày 6.8.2011, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Trần Lương Quang đã ký giấy khai sinh bản cấp lại cho ông Lê Xuân Đường sinh ngày 20.11.1956. Bốn tháng sau – ngày 30.12.2011, ông Lê Xuân Đường lại được UBND xã Gio Mỹ cấp lại một giấy khai sinh nữa, lần này là bản chính với lý do “đăng ký quá hạn”.  Ngày 15.5.2012, ông Trần Văn Hường – Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan tỉnh – đã ký Quyết định số 90/QĐ – ĐUK “về việc thay đổi năm sinh trong hồ sơ đảng viên” có nội dung sửa đổi ngày tháng năm sinh của ông Lê Xuân Đường từ 20.11.1952 thành 20.11.1956.

Tuy nhiên, dư luận tại địa phương cho rằng, quyết định công nhận năm sinh sụt lại 4 tuổi cho ông Lê Xuân Đường là “có vấn đề”. Bởi theo quy định, thẩm quyền quyết định trong trường hợp này là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ QT. Tại Quyết định 460/QĐ – TU do Tỉnh uỷ QT ban hành tháng 3.2008 về quy định phân cấp quản lý cán bộ, chức danh cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ quản lý và quyết định, điều 10 đã ghi rõ: “Chức danh do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định: Chánh án, phó chánh án TAND tỉnh; viện trưởng, phó viện trưởng VKSND tỉnh”.

theo moj.gov.vn cap nhat

Comments are closed.