mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Tin tức trên báo chí ngày 02.10.2012- Những sự kiện nổi bật trong ngày

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Tin tức trên báo chí ngày 02.10.2012- Những sự kiện nổi bật trong ngày

Tin tức trên báo chí ngày 02.10.2012- Những sự kiện nổi bật trong ngày

Điểm tin báo chí sáng ngày 02 tháng 10 năm 2012
Trong buổi sáng ngày 02/10/2012, một số báo đã có bài phản ánh những thông tin nổi bật và những thông tin liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN NỔI BẬT
1. Báo Điện tử Chính phủ có bài Khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Bài báo đưa tin: Sáng 1/10, phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Hầu hết các vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm.

Diễn ra từ ngày 1 – 15/10, Hội nghị sẽ  thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề  án liên quan: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.

Theo đó, thứ  nhất, về kinh tế-xã hội năm 2012 và phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2012, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém đang tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới với tinh thần thật sự khách quan, khoa học, toàn diện. Chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, tạo tiền đề và lấy lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững trong những năm sắp tới.

Trên cơ sở  đánh giá đúng tình hình, cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ  bản, quan trọng nhất cho năm 2013.

Nhấn mạnh Đề  án “Tiếp tục sắp xếp, đổi  mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước” là vấn đề lớn, khó khăn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cho ý kiến:            Vì sao lúc này chúng ta vẫn tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu?…

Đề cập đến vấn đề đất đai, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận kỹ để đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết của Trung ương định hướng cho việc nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai. Chú ý tiếp tục hoàn thiện các quy định về giá đất theo hướng giá đất do Nhà nước xác định trên nguyên tắc phù  hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án sản xuất, kinh doanh;…

Thứ hai, về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, Tổng Bí thư cho rằng đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội.

Có một loạt vấn đề cần được thảo luận, làm rõ như: vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu yêu cầu của mỗi Đề án đến đâu? Đổi mới căn bản, toàn diện là gì? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?…

Thứ ba, liên quan đến một số vấn đề về  xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, từ Đại hội XI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khá nhiều văn bản quan trọng và đã dành nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm vụ theo chốt này.

Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được toàn Đảng tập trung triển khai thực hiện rất tích cực theo đúng kế hoạch, lộ trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ; đồng thời đã tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân một cách nghiêm túc theo đúng quy định.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, có thể nói, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Hầu hết vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, cần phải tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Với tinh thần chung như trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

2. Trang VietnamPlus có bài Trung Quốc cử hành quốc khánh tại Hoàng Sa của Việt Nam. Bài báo phản ánh: Thông tấn xã đưa tin, sáng ngày 1/10 quốc kỳ Trung Quốc lần đầu tiên đã được kéo lên theo tiếng quốc ca kỷ niệm lần thứ 63 năm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Vĩnh Hưng (thực chất là đảo Phú Lâm của Việt Nam) thuộc cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập trái phép hồi giữa năm nay.

Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, tiếp theo vụ nước này xây mạng thông tin trái phép trên đảo Việt Nam.

Tin ghi rõ “Quân, dân, cán bộ, viên chức và các ngư dân đã tham gia lễ kỷ niệm tại quảng trường trước tòa nhà thị ủy và chính quyền thành phố.” Tin còn dẫn lời Thị trưởng thành phố Tam Sa Tiêu Kiệt khẳng định thành phố này sẽ luôn đặt công tác bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia lên vị trí hàng đầu.

“Thành phố Tam Sa” mới thành lập với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển./

3. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài “EVN phải bồi thường cho dân”. Bài báo đưa tin: Ngày 30-9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả lời chất vấn của cử tri Bắc Trà My, Quảng Nam. Phó Thủ tướng cũng đi kiểm tra đường hầm và thân đập thủy điện Sông Tranh 2.

Kết luận buổi tiếp xúc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất chia sẻ những tổn thất và tâm lý lo lắng của bà con huyện Bắc Trà My. Tôi khẳng định Chính phủ luôn đặt vấn đề an toàn tính mạng của người dân lên trên hết. Nếu đập không an toàn thì sẽ không cho tích nước, phát điện”.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu EVN phối hợp với Viện Vật lý địa cầu lắp đặt ngay các trạm quan trắc; lên phương án đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Cùng đó, EVN phải bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do động đất gây ra, không đùn đẩy trách nhiệm.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP
1. Báo Người đưa tin có bài Không bắt buộc làm CMND theo mẫu mới. Bài báo phản ánh: Trước băn khoăn của dư luận, người đang sử dụng CMND theo mẫu cũ liệu có bắt buộc phải làm lại theo mẫu mới, đại diện Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) khẳng định, điều này là không bắt buộc. Những người đang dùng CMND theo mẫu cũ nhưng chưa hết thời hạn 15 năm vẫn tiếp tục được sử dụng chứ không phải đổi.

Tại Thông báo cấp CMND theo công nghệ mới do Bộ Công an phát đi ngày 24/9 khẳng định, CMND được sản xuất theo công nghệ mới (có 12 số tự nhiên) và CMND cũ (có 9 số tự nhiên) đều có giá trị sử dụng ngang nhau. Trong 3 tháng triển khai thí điểm, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) sẽ trực tiếp quản lý cơ sở dữ liệu người dân đến đăng ký. Sau thời gian thí điểm sẽ rút kinh nghiệm từ đó mới quyết định có giao cho công an các tỉnh quản lý về cơ sở dữ liệu hay không.

Trao đổi về vấn đề này, trung tướng Tô Thường, tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) cho biết, việc thí điểm sẽ triển khai trong thời gian 3 tháng, sau đó sẽ tổng kết và thực hiện việc nhân rộng ra nhiều địa phương. Bên cạnh giấy CMND mẫu mới thì mẫu cũ vẫn nguyên giá trị. Chỉ trừ trường hợp chứng minh thư nhân dân bị hỏng, mất hoặc chuyển hộ khẩu thường trú cần cấp lại mới theo mẫu mới.

Trước đó không lâu, ngay khi Bộ Công an phát đi thông điệp cấp giấy CMND theo mẫu mới có công khai thông tin về cha mẹ vào mặt sau đã gây nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Đại đa số người dân cho rằng, việc công khai tên cha mẹ lên chứng minh thư là không cần thiết, có thể gây phản cảm và phiền hà.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc ghi tên cha mẹ lên chứng minh thư sẽ gây nhiều phiền toái. “Nhiều người do hoàn cảnh gia đình, thiếu bố hoặc mẹ, thì sẽ phải bỏ trống, có những trường hợp bố mẹ là tội phạm sẽ tạo cho họ sự mặc cảm. Có những người 60-70 tuổi nay đổi CMND thì cũng phải khai cả tên cha mẹ, dù cha mẹ họ đã mất từ rất lâu rồi thì không rõ việc này có tác dụng gì”, ông Lộc đặt câu hỏi.

TS Lê Hồng Sơn, cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng: “Theo quan điểm của tôi, các thông tin liên quan đến bí mật đời tư, việc công bố công khai sẽ ảnh hưởng đến người được cấp. Hơn nữa, trong xu thế xã hội hiện nay, có nhiều người được thụ tinh nhân tạo, sinh ra trong ống nghiệm, sẽ rất khó để thể hiện tên bố hoặc mẹ. Cá nhân tôi cho rằng việc để tên cha mẹ lên CMND mới là không cần thiết”.

Trước phản ứng của dư luận, trung tướng Tô Thường giải thích, những trường hợp “nhạy cảm” sẽ để trống nhưng vẫn được lưu trữ đầy đủ trong hệ thống dữ liệu. “Đối với những phiền hà mắc phải như nhiều người băn khoăn, chúng tôi sẽ ghi nhận và sau đợt thí điểm này sẽ có thể đưa ra các quyết định, điều chỉnh hay giữ nguyên, dựa trên ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền”, vị này nhấn mạnh.
2. Cũng đưa tin về Chứng minh nhân dân báo Người lao động có bài Qui định CMND có tên cha, mẹ: Sẽ đưa ra Quốc hội ?. Bài báo đưa tin: Ngày 1-10, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp với đại diện các đơn vị trong bộ để mổ xẻ vấn đề Bộ Công an đang tiến hành cấp CMND theo mẫu mới có phần đưa họ tên cha mẹ của công dân. Vấn đề này thời gian qua đã gặp rất nhiều phản ứng của dư luận.

Cuộc họp này xuất phát từ việc Bộ Công an khẳng định việc đưa tên cha mẹ vào CMND là thực hiện đúng theo Nghị định 170/2007 của Chính phủ về CMND, trong đó Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan đã thẩm định, thông qua mà không phàn nàn gì. Từ đây, dư luận đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng Bộ Tư pháp đã không làm tốt khâu “gác cổng” văn bản trái luật?

Một quan chức của Bộ Tư pháp tham gia cuộc họp nói trên nói sắp tới, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ nghiên cứu và họp bàn với đại diện Bộ Công an về quy định nêu trong Nghị định 170. Theo vị này, lẽ ra khi dư luận lên tiếng phản ứng, Bộ Công an cần có văn bản báo cáo Chính phủ để xin ý kiến trước khi triển khai thí điểm ở Hà Nội.

Việc Bộ Công an thực hiện cấp CMND mẫu mới từ ngày 21-9 đúng về mặt quy định nhưng không phù hợp trong một số hoàn cảnh. “Một số đại biểu Quốc hội đã cho tôi biết là sắp tới sẽ đưa vấn đề này ra chất vấn tại nghị trường. Nếu khi ấy Chính phủ nhận ra bất hợp lý và yêu cầu bỏ quy định này thì có phải sẽ gây ra biết bao rắc rối, lãng phí cho cả người dân và Nhà nước hay không?” – vị này nói.

TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, cho biết ngoài trái luật, quy định đưa tên cha mẹ lên CMND  còn xâm phạm nghiêm trọng về đời tư công dân. “Tôi thấy trong việc này còn phảng phất tư duy của “chủ nghĩa lý lịch”, không có lợi trong bối cảnh hiện nay” – ông Sơn thẳng thắn.

Theo khảo sát của chúng tôi, việc CMND thay đổi từ 9 chữ số lên 12 chữ số đã gây không ít khó khăn cho người dân khi thực hiện các giao dịch dân sự. Ông Phạm Đăng Lâm, Phó Giám đốc Công ty CP Cơ khí chính xác LPC (Hà Nội), cho biết: Rất bối rối khi khách hàng thay đổi CMND theo mẫu mới. “Giấy tờ giao dịch sẽ không khớp nhau dẫn tới hàng loạt vấn đề cần phải làm cẩn trọng để tránh những rắc rối về mặt pháp lý. Chúng tôi cũng chưa rõ việc thay đổi CMND có phải đổi luôn cả số tài khoản giao dịch ở ngân hàng không? Nếu phải thay đổi thì sẽ gây gián đoạn quá trình giao dịch của công ty” – ông Lâm lo ngại.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 1-10, ông Trần Thế Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công an), cho biết: “Theo quy định, khi làm CMND mới thì phải thu hồi CMND cũ. Người dân có những giao dịch trong hợp đồng, giấy tờ nhà đất có số CMND cũ rồi nên phải tiếp tục giữ nó. Tuy nhiên, CMND cũ sẽ phải bị đục lỗ hoặc cắt góc để không thực hiện những giao dịch mới mà chỉ có tác dụng trong những giao dịch dang dở. Giao dịch mới phải sử dụng CMND mới”.

Theo một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát  Quản lý hành chính và Trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an), sắp tới mỗi người dân khi đổi CMND còn có thể được cấp một giấy xác nhận số CMND cũ để thuận lợi khi thực hiện các giao dịch dân sự. Việc này cũng sẽ được cân nhắc, bởi việc duy trì cùng lúc hai CMND nếu quản không tốt sẽ bị kẻ xấu lợi dụng. “Hiện các trường hợp đến làm CMND mẫu mới không nhiều, đa số rơi vào các trường hợp mất CMND hoặc CMND bị nhàu nát” – vị lãnh đạo này cho biết.

3. Báo Nhân dân điện tử có bài Lào Cai thông qua viện phí mới sau “tuýt còi” của Bộ Tư pháp. Bài báo phản ánh: Sáng 1-10, kỳ thứ 5 HĐND tỉnh Lào Cai đã biểu quyết thông qua mức thu viện phí mới (gồm giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai) là 85,5% so với quy định tại Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29-2-2012 của Liên bộ Y tế – Tài chính.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 646 dịch vụ khám, chữa bệnh được xây dựng theo mức giá của Thông tư số 04.

Trong đó, có 146 dịch vụ kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 100% mức giá trần theo quy định tại Thông tư 04;

188 dịch vụ áp dụng mức thu từ 90% đến dưới 100%; 199 dịch vụ áp dụng mức thu từ 80 đến dưới 90%; 69 dịch vụ áp dụng mức thu từ 70% đến dưới 80%; 19 dịch vụ áp dụng mức thu từ 60% đến dưới 70%; 25 dịch vụ áp dụng mức thu dưới 60%.

Trước đó, từ ngày 15-8-2012, các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã áp dụng mức thu viện phí bằng 87,2% so với Thông tư 04, theo Quyết định số 34/2012/QĐ- UBND của UBND tỉnh Lào Cai, ban hành ngày 3-8-2012.

Tuy nhiên, ngày 20-8-2012, Cục Kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có văn bản số 154/KtrVB gửi UBND tỉnh Lào Cai thông báo việc ban hành Quyết định số 34 là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Comments are closed.