mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Tin tức trên báo chí, điểm tin báo chí I Đặt báo dài hạn các loại

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Tin tức trên báo chí ngày 24.8.2012 – Những sự kiện nổi bật

Tin tức trên báo chí ngày 24.8.2012 – Những sự kiện nổi bật

Trong buổi sáng ngày 24/8/2012, một số báo đã có bài phản ánh những vấn đề nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC

Báo Thế giới và Việt Nam đưa tin: Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 23/8/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 20/8/2012, Đài Loan tuyên bố sẽ tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình của Việt Nam vào tháng 9 tới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Chúng tôi phản đối kế hoạch này của phía Đài Loan. Việc Đài Loan tổ chức tập trận bắn đạn thật trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam; đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Chúng tôi yêu cầu Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch này.”

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Báo Công an Nhân dân Online có bài Nhiều người trắng tay trong vụ “siêu lừa” Mai Quý Thọ. Bài báo phản ánh: Vụ “siêu lừa” Mai Quý Thọ (42 tuổi) cùng các đồng phạm: Phạm Thị Én (44 tuổi), Mai Diêu Kiều Trinh (35 tuổi) phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Gia Lai, bản án đã có hiệu lực pháp luật kể từ tháng 7/2010 đến nay nhưng về mặt dân sự sau hơn 2 năm mới thi hành một phần rất nhỏ.

Theo bản án, các bị cáo Mai Quý Thọ, Mai Diêu Kiều Trinh, Phạm Thị Én phải thi hành án phí hơn 377 triệu đồng và bồi thường thiệt hại trên 74 tỷ đồng nhưng đến nay cơ quan Thi hành án mới thi hành xong các khoản án phí.

Còn phần bồi thường, Cục THADS tỉnh Gia Lai mới thu 5.450.501.266 đồng từ việc xử lý tài sản của Thọ, 168.242.650 đồng từ việc xử lý tài sản của Trinh và 1.176.645.568 đồng từ việc xử lý tài sản của Én, số tiền còn lại gần như không có khả năng thi hành án. Đây là vụ án gây đau đớn cho khá nhiều người dân ở Gia Lai vì ham tiền cho vay lãi suất cao mà “dính” bẫy

2. Báo Dân trí có bài Quảng Ninh: Cụ già bị cắt thận mòn mỏi chờ được thi hành án. Bài báo phản ánh: Trải qua 7 năm ròng rã đòi nhà do con trai chiếm dụng, mong muốn quay trở về ngôi nhà sống nốt những năm cuối đời của Phạm Ngọc Gia vẫn chưa thành hiện thực. Khi Cục thi hành án TP. Hạ Long lên kế hoạch cường chế, TAND Tối cao lại thông báo hoãn.

Trong cuộc hành trình dài đi tìm công lý, sức khỏe của ông Phạm Ngọc Gia sinh năm 1936 trú tại tổ 20Đ, phường Cao Xanh, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị suy giảm rất nhiều. Nhiều lần ông Gia phải vào cấp cứu tại các bệnh viện tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, phải cắt đi 1 quả thận. Tuy nhiên, mong mỏi được thi hành bản án số 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh với nội dung buộc anh Phạm Ngọc Cường và chị Phạm Thị Liên được quyền sở hữu ngôi nhà 4,5 trên diện tích 55,9m2 đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Phạm Ngọc Cường tại tại tổ 20Đ khu 2 A, phường Cao Xanh, TP. Hạ Long trả lại cho ông Phạm Ngọc Gia vẫn chưa được thực thi đúng pháp luật.

Sau khi bản án số 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh có hiệu lực, ngày 2/11/201, Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long gửi công văn số 122/CV-CCTHA đến ông Phạm Ngọc Gia thông báo việc Chấp hành viên đang tổ chức thi hành bản án theo quy định của pháp luật được Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án TP. Hạ Long ra Quyết định thi hành án theo yêu cầu số 01/QĐ-THA ngày 24/10/2011.

Sau nhiều ngày chờ đợi, tháng 4/2012, ông Phạm Ngọc Gia gửi đơn khiếu nại việc Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long chậm trễ cho thi hành bản án số 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh gây thiệt hại quyền lợi chính đáng của đối tượng được thi hành án. Ngày 9/4/2012, TAND Tối cao có văn bản số 142/PC-BTK gửi Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án TP. Hạ Long đề nghị xem xét sớm thi hành bản án phúc thẩm 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh.

Đến ngày 2/5/2012, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh có ý kiến chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long tổ chức thi hành án dứt điểm quyết định của bản án, để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án. Ngày 9/5/2012, TAND Tối cao tiếp tục có công văn số 98/TANDTC-TK gửi Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Ninh đề nghị xem xét giải quyết đơn của ông Phạm Ngọc Gia đề nghị thi hành bản án phúc thẩm số 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh.

Tiếp nhận công văn số 98/TANDTC-TK của TAND Tối cao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu ký văn bản số 35/CV-BCĐTHADS ngày 29/5/2012 yêu cầu Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long khẩn trương tổ chức thi hành quyết định của bản án, đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án.

UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện thi hành án, nhưng Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long vẫn cố “phớt lờ” ý kiến của lãnh đạo tỉnh, việc thi hành án vẫn tiếp tục rơi vào cảnh “treo”. Đến ngày 22/6/2012, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu ký văn bản số 40/CV-BCĐTHADS phê bình Trưởng ban chỉ đạo Thi hành án TP. Hạ Long và Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh.

Trước những ý kiến chỉ đạo kiên quyết của UBND tỉnh Quảng Ninh, TAND Tối cao và nhiều cơ quan chức năng. Đến ngày 21/8/2012, Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long mới ra thông báo số 193/TB-CCTHA về việc cưỡng chế thi hành án, buộc ông Phạm Ngọc Cường và bà Phạm Thị Liên trả lại nhà cho ông Phạm Ngọc Gia. Thời gian cưỡng chế nêu trong thông báo là 8h30’ sáng ngày 27/8/2012.

Trước đó, ông Phạm Ngọc Gia đã phải bỏ ra số tiền 36 triệu để anh Phạm Ngọc Cường và chị Phạm Thị Liên thuê nhà kể từ ngày 1/7/2012, phục vụ cho việc thi hành bản án dân sự phúc thẩm 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh.

Khi Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long đang chuẩn bị kế hoạch cưỡng chế, TAND Tối cao bất ngờ ký công văn số 26/TANDTC-DS gửi Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự TP. Hạ Long yêu cầu hoãn thi hành bản án 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh trong thời hạn 3 tháng để có thời gian xem xét lại đơn khiếu nại của ông Phạm Ngọc Cường và chị Phạm Thị Liên khiếu nại bản án dân sự phúc thẩm 26/2011/DS-PT ngày 26/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Ninh.

Vấn đề được ông Gia và các thành viên trong gia đình đặt ra là tại sao TAND Tối cao lại ra thông báo hoãn thi hành án đúng vào phút chót? Thông báo của TAND Tối cao cũng phủ nhận tất cả những ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh.

Thông báo hoãn thi hành án phút chót của TAND Tối cao khiến ông Gia hụt hẫng. Dư luận đặt nhiều dấu hỏi về “động cơ” ban hành văn bản tiền hậu bất nhất của cơ quan này?

3. Báo Pháp luật và Xã hội có bài Phía sau một đề án lập Văn phòng Công chứng có “vấn đề”?. Bài báo phản ánh: Đã gần nửa năm trôi qua, chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc làm rõ những dấu hiệu sai phạm liên quan đến quy trình thành lập Văn phòng Công chứng ở tỉnh vẫn chưa được cơ quan có trách nhiệm làm sáng tỏ, dù Thanh tra Sở Tư pháp Quảng Ninh đã phát hiện ra nhiều “vấn đề”.

Đầu năm 2012, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh công bố kết quả hồ sơ đề án Văn phòng công chứng (VPCC) mang tên Công chứng viên (CCV) Đặng Văn Minh tại Cẩm Phả đạt điểm cao nhất trong “cuộc đua” xin thành lập hoạt động, vượt qua 4 bộ hồ sơ đề án của 4 CCV khác gồm: Hoàng Quốc Huy, Trương Tiến Quảng, Vũ Đình Y và Vũ Hồng Hiệp. Điều đáng nói là đại diện các chủ đề án “trượt” cho rằng, đề án của CCV Đặng Văn Minh có sự gian dối trong khâu chuẩn bị hồ sơ, nên họ khiếu nại. Thế nhưng, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh không có câu trả lời thỏa đáng khiến họ phải đưa đơn đến Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Ngày 9-3-2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo kiểm tra, rà soát làm rõ những nội dung khiếu nại của CCV Vũ Hồng Hiệp. Tuy nhiên, ông Hiệp cho biết, đến nay những khiếu nại của ông như  “đá ném ao bèo”.

Trao đổi với PV báo PL&XH, ông Vũ Hồng Hiệp cho hay: Đề án được chọn của ông Đặng Văn Minh có sự giả mạo như tự ý sao chép bằng ĐH Luật Hà Nội, cấp ngày 15-9-2008 của ông Trịnh Đức Tâm, SN 1986 là thư ký nghiệp vụ hiện đang công tác tại TAND TP Hạ Long (Quảng Ninh) để đưa vào hồ sơ mà không được sự đồng ý cũng như cho phép của ông Tâm.

Quá trình thanh tra cho thấy, “khâu chấm điểm” quả thực có vấn đề.

Thiết nghĩ, những kiến nghị chính đáng và tâm huyết nói trên cần được UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý đúng chức trách của mình. Đồng thời, xử lý nghiêm những người làm sai, bao che cho vi phạm.

4. Báo Pháp luật và Xã hội có bài Vì sao một cựu chiến binh cư ngụ “bất hợp pháp” trên chính quê hương mình. Bài báo phản ánh: Tháng 8-1978, chàng trai 19 tuổi Nguyễn Văn Sinh lên đường nhập ngũ, bảo vệ biên giới Tây Nam. Tháng 2-2004, 6 người gia đình anh Sinh chính thức về lại xã Tú Sơn. Ông Nguyễn Văn Phát sắp xếp cho gia đình anh Sinh ở tạm tại căn lều trông coi vật liệu xây dựng ven sông Sàng do ông thuê lại.

Cuối tháng 12-2009, 5 năm sau khi anh Sinh trở về, xã Tú Sơn long trọng đón đoàn xe chở ông Hoàng Văn Kể, khi ấy là Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng  cùng lãnh đạo các ngành chức năng của TP về xã để “nắm tình hình, tìm biện pháp tháo gỡ” khó khăn cho gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Sinh. Cuộc làm việc này có là do nỗ lực của nhà báo Phan Anh Cường. Ông Cường đã đăng tải toàn bộ thông tin về gia đình anh Sinh sau 5 năm về Việt Nam: Không nhà, không hộ khẩu, không chứng minh thư, không giấy khai sinh, không được đi học…

Trước mặt ban lãnh đạo xã Tú Sơn, ông Kể chỉ đạo các ngành Tư pháp và CA của TP, huyện, xã…. phải “sớm giải quyết các thủ tục về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu cho anh Sinh cùng gia đình”. Vì anh Sinh bị mất hết giấy tờ về quá trình phục vụ trong quân đội nên ông Kể giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng làm việc với đơn vị cũ của anh Sinh để xác minh lý lịch quân nhân. Nếu đủ điều kiện thì giải quyết chế độ thương bệnh binh… theo quy định.

Và, vì đã 5 năm ông Phát kiên trì làm đơn xin đất cho gia đình anh Sinh, ông Kể cũng giao nhiệm vụ cho UBND huyện Kiến Thụy cùng xã Tú Sơn tìm mảnh đất phù hợp để trình cấp TP quyết định cấp đất ở, huy động các nguồn kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình anh Sinh.

Thế nhưng, những cam kết, chỉ đạo của ông Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng phải cần quá nhiều thời gian để hiện thực. Đến nay, Sở Tư pháp đã cấp giấy khai sinh cho anh Sinh cùng 4 người con của anh. Sau sự “chạy lên, chạy xuống” khá vất vả, hộ khẩu và chứng minh nhân dân của 5 con người này cũng đã được giải quyết.

Riêng trường hợp chị Pha, do toàn bộ giấy tờ đã mất hết ở Campuchia, nên giờ vẫn đang thực hiện thủ tục kết hôn để được công nhận là vợ anh Sinh. Sau đó, là cả quá trình chuyển sang quốc tịch Việt Nam, để được hợp pháp cư trú cùng chồng con.

Sự mất giấy tờ còn kéo theo hậu họa nữa, đó là từ ngày về nước, anh Sinh không được công nhận là cựu chiến binh và do vậy, anh không được hưởng bất cứ chế độ đãi ngộ nào. Trong trí nhớ thường xuyên biến mất vì vết đạn năm xưa của anh Sinh, những mảnh ký ức về thời gian trận mạc giờ chỉ còn lõm bõm. Nhưng ai, cơ quan nào sẽ giúp anh xác minh lại lý lịch để được công nhận là cựu chiến binh thì lại chưa có câu trả lời. Bộ Chỉ huy Quân sự TP thì dường như đã “quên” nhiệm vụ được ông Phó Chủ tịch UBND TP giao ?!

Mà đâu riêng những cơ quan này không thực thi nhiệm vụ được giao. Ngay UBND huyện Kiến Thụy và xã Tú Sơn đến giờ vẫn “nợ” gia đình anh Sinh lời hứa cấp đất làm nhà. Và trong khi đó thì cả loạt cán bộ chủ chốt của xã Tú Sơn vừa bị khởi tố, truy tố vì đã cấp trái thẩm quyền tới gần 300 lô đất, thu 19 tỷ đồng trái phép, thì việc tìm cho gia đình anh Sinh một “mảnh đất cắm dùi” lại trở thành điều không thể ?! Oái ăm là cho đến thời điểm này, đó vẫn lại là sự thực.

5. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh có bài Vụ luật sư làm giả quyết định của tòa: Rút giấy phép và thẻ hành nghề. Bài báo phản ánh: Ngày 22-8, Đoàn luật sư TP.Cần Thơ cho biết đã lập Hội đồng xem xét kỷ luật luật sư Trần Minh Khoa (Văn phòng luật sư Đức Thành, trụ sở đăng ký số 17B/11 đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ). Theo Đoàn luật sư TP.Cần Thơ, thời gian qua luật sư Khoa có nhiều sai phạm. Nhiều người dân gởi đơn tố cáo Khoa nhận tiền bào chữa nhưng không thực hiện như hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Tư pháp TP.Cần Thơ từng phạt hành chính Văn phòng luật sư Đức Thành ba triệu đồng vì văn phòng không hoạt động nhưng Khoa vẫn không thực hiện. Cán bộ Đoàn luật sư nhiều lần liên hệ nhưng Khoa tắt máy di động, văn phòng đóng cửa. Trước những sai phạm trên, Hội đồng kỷ luật đã quyết định rút giấy phép hoạt động của văn phòng luật sư Đức Thành và thẻ hành nghề của luật sư Khoa.

6. Trang VietnamNet có bài Gái miền Tây và những chàng Jang Dong Gun. Bài báo phản ánh: Cù lao Tân Lập nằm trên dòng sông Hậu, thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, trên cù lao này đã diễn ra bao chuyện dâu bể đổi thay chóng mặt, từ chuyện cây mía đến con cá, rồi đến “nạn” lấy chồng ngoại…

Anh Phạm Văn Huấn, phó chủ tịch xã Tân Lập cho biết, toàn xã có tới 600 hộ làm sui gia với Đài Loan. Trong đó có gia đình có 5 cô con gái thì hết 4 cô làm dâu xứ Đài.

Tuy vậy, khoảng 5 năm nay, phong trào lấy chồng Đài Loan bị giảm xuống vì cuộc đổ bộ của các chàng rể Hàn Quốc ồ ạt tràn vào.

Bà Tám Mai chuyên môi giới lấy chồng Đài, nay chuyển sang môi giới chồng Hàn cho biết: “Đa phần cũng là loại “sứt càng gãy gọng” cả thôi. Bên ấy ế vợ, gần hết đời mà chưa biết mùi đàn bà là gì, đành ôm mớ tiền qua đây tìm vợ vậy thôi!”.

Tuy nhiên, so với đàn ông Đài Loan, đàn ông Hàn Quốc tiền bạc rủng rỉnh hơn vì được ‘tài trợ’ tiền cho đi nước ngoài lấy vợ trị giá 10.000 USD/người!

Vì vậy mà ngoài cù lao Tân Lập, ở các xã Thuận Hưng, Kiên Trung (Thốt Nốt), Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) lâu nay là “thị trường” cung cấp vợ cho đàn ông Đài Loan nay nhanh chóng chuyển qua cung cấp vợ cho đàn ông Hàn Quốc!

Ông Trần Văn Tùng, ở xã Thuận Hưng huyện Thốt Nốt gả con gái đầu lòng cho chàng rể Hàn lớn hơn ông 4 tuổi vào năm ngoái. Thấy có vẻ được, đầu năm nay thêm một cô con gái của ông tiếp bước chị, lên xe hoa làm dâu xứ Hàn. Trong xã này có nhiều ấp mang tên “ấp Hàn Quốc” bởi nhiều hộ có “sui gia” với bên Hàn Quốc.

Anh Phan Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% hộ nghèo trong xã đã chọn cách lấy chồng Hàn Quốc”. Thông thường, gả con xong, nhà gái được chừng 200 – 300 triệu đồng, một con số không nhỏ ở vùng nông thôn!

Theo số liệu từ Sở Tư pháp Cần Thơ, 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số còn lại do…sở thích lấy chồng Hàn vì bị ảnh hưởng của phim ảnh, thời trang Hàn.

III- THÔNG TIN KHÁC

Báo Tuổi trẻ Online có bài Vẫn thí điểm cấp CMND theo mẫu mới. Bài báo đưa tin: Liên quan đến việc nhiều phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng nêu Bộ Công an tạm dừng triển khai mẫu chứng minh nhân dân (CMND) mới, ngày 22-8, trung tướng Tô Văn Thường – tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an – khẳng định vẫn tiến hành triển khai cấp CMND theo mẫu mới.

Theo đó, việc thực hiện thí điểm trên ba quận, huyện của Hà Nội sẽ bắt đầu từ tháng 9 tới.

Theo ông Thường, Bộ Công an thực hiện việc này theo nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, phía cơ quan công an sẽ quan tâm, nghiên cứu xem xét ý kiến dư luận về việc này.

Comments are closed.