I- THÔNG TIN NỔI BẬT
1. Báo Nhân dân điện tử đưa tin về Ngày làm việc thứ 19, kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII. Ngày 13-11, ngày làm việc thứ 19, kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII. Các đại biểu làm việc tại hội trường, tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ về những vấn đề được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm.
Ðầu giờ sáng, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Ðình Dũng tiếp tục trả lời các nội dung chất vấn của các đại biểu.
Kết thúc phần chất vấn đối với Bộ trưởng Xây dựng, các đại biểu QH chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Phát biểu ý kiến kết luận phiên chất vấn đối với Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị, Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, sắp xếp lại những ngân hàng yếu kém, đồng thời bảo đảm nền kinh tế phát triển ổn định; phối hợp các ngành liên quan giải quyết đồng bộ vấn đề nợ xấu; cải tiến chính sách tín dụng nhưng phải bảo đảm thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, không để lạm phát, không để ảnh hưởng đến tính an toàn của hệ thống ngân hàng; điều hành, quản lý thị trường vàng ổn định lâu dài. Ðây là những vấn đề khó, nhưng phải thực hiện thành công, trước mắt ngay trong năm 2013 phải tạo chuyển biến tích cực hơn. Chủ tịch QH cho rằng, phiên chất vấn diễn ra trên tinh thần xây dựng cao, các câu hỏi và câu trả lời rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm, gợi mở nhiều giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng công tác điều hành, góp phần ổn định thị trường vàng, thị trường tiền tệ và giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn, phục vụ sản xuất, kinh doanh.
Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, các đại biểu QH tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Nội dung chất vấn tập trung vào các nhóm vấn đề như: các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), vấn đề giá thuốc, giá viện phí, vệ sinh an toàn thực phẩm và công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các cơ sở y tế.
Hôm nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu QH.
Năm 2011 so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu đã cao gấp trên 5 lần, bình quân tăng 15,8%/năm. Trong 10 tháng 2012 so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu hạt tiêu tuy bị giảm mạnh về lượng (khoảng trên 15%), nhưng giá xuất khẩu lại tăng cao hơn (khoảng trên 19%), nên kim ngạch cả năm khả năng sẽ vượt kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (732 triệu USD). Điều đáng quan tâm là xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ vươn lên đứng đầu thế giới.
II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP
Trong những năm qua, pháp luật về giao dịch bảo đảm đã từng bước được hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong thực tế, góp phần tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho quá trình luân chuyển dòng vốn, từ đó hạn chế tranh chấp, giúp nâng cao chất lượng của môi trường kinh doanh và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.
Tuy nhiên, một số tồn tại trong lĩnh vực này như số lượng các trường hợp rủi ro khi cho vay có bảo đảm ngày càng tăng, gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại một số địa phương và tác động tiêu cực đến sự vận động, phát triển lành mạnh của thị trường tín dụng, thị trường vốn của nước ta.
Do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành hữu quan thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm để kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới; nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng dự án Luật đăng ký giao dịch bảo đảm, Luật đăng ký bất động sản nhằm minh bạch hóa tình trạng pháp lý của giao dịch, tài sản.
2. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài Bảo đảm quyền bào chữa – Bài 1: LS bị làm khó từ giai đoạn điều tra. Bài báo phản ánh: Việc tham gia tố tụng của luật sư trong giai đoạn điều tra đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu quy định.
Việc tham gia tố tụng của luật sư trong giai đoạn điều tra đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nhiều quy định hoặc quy định còn mang nặng tính hình thức.
Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thực trạng thi hành các quy định trong BLTTHS về bảo đảm quyền bào chữa còn nhiều bất cập, vướng mắc, gây khó khăn, hạn chế đến việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, quyền hành nghề của luật sư. Các hạn chế này còn ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, khả năng tiếp cận công lý…
Trước hết là về địa vị pháp lý của người bào chữa (có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 58 BLTTHS). Liên đoàn Luật sư cho rằng tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa không bình đẳng so với người tiến hành tố tụng. Người bào chữa có được tham gia tố tụng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp nhận hay từ chối của cơ quan tố tụng. Người bào chữa không được bình đẳng trong việc điều tra, thu thập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị tình nghi phạm tội. Khái niệm “thu thập và giao” tài liệu, đồ vật trong luật không phản ánh được quyền hạn, trách nhiệm của người bào chữa.
Về diện chủ thể người bào chữa như hiện nay là quá rộng (luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân). Một số đối tượng chưa quy định tiêu chuẩn, điều kiện đáp ứng yêu cầu của việc tham gia bào chữa, hiệu quả tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo còn hạn chế.
Bên cạnh đó, một vấn đề gây khá nhiều bức xúc cho giới luật sư là thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Theo Liên đoàn Luật sư, dù Điều 27 Luật Luật sư quy định rất rõ các thủ tục cần thiết và mới đây, Thông tư 70 ngày 10-10-2011 của bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết nhưng thực tế phần lớn thời gian cấp giấy chứng nhận người bào chữa không được bảo đảm trong vòng ba ngày. Nhiều trường hợp, cơ quan điều tra vẫn không chấp nhận ý kiến nhờ luật sư của đại diện gia đình, người thân mà bắt buộc phải có ý kiến của người bị tạm giữ, bị can. Trong khi đó, đại diện gia đình, người thân, luật sư không có điều kiện tiếp xúc với họ trong nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Ngoài ra, các vấn đề về hiệu lực giá trị giấy chứng nhận người bào chữa qua các giai đoạn tố tụng, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong tố tụng hình sự cũng chưa được làm rõ.
Theo Liên đoàn Luật sư, việc tham gia tố tụng của luật sư trong giai đoạn điều tra đang gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu nhiều quy định hoặc quy định còn mang nặng tính hình thức.
Cụ thể, BLTTHS không quy định cách thức thông báo, giải thích quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa, cung cấp danh sách người bào chữa trên địa bàn tố tụng để người bị tạm giữ, bị can lựa chọn và thực hiện quyền của mình. BLTTHS cũng không có quy định cho phép người bào chữa được tiếp xúc riêng với người bị tạm giữ, bị can trong trại tạm giam trong giai đoạn điều tra mà hoàn toàn phụ thuộc vào lịch làm việc hoặc sự chấp thuận hay không của điều tra viên. Quy định về quyền gặp mặt người bị tạm giữ, bị can của người bào chữa trong Thông tư 70 cũng không rõ ràng.
Cạnh đó, trừ trường hợp luật sư bắt buộc phải tham gia theo yêu cầu chỉ định của cơ quan tố tụng (khoản 2 Điều 57 BLTTHS), hiện nay chưa có quy định thống nhất về việc bắt buộc phải có sự tham gia của luật sư khi lấy cung và chữ ký của họ trên các biên bản hỏi cung người bị tạm giữ, bị can. Hiện người bị tạm giữ, bị can không được quyền từ chối lấy lời khai hay hỏi cung khi không có mặt người bào chữa.
Ngoài ra, giữa luật sư và người bị tạm giữ, bị can không được quyền trao đổi thông tin, tài liệu, thư từ có tính chất bảo mật, những người bị tình nghi phạm tội không được phép tiếp cận hồ sơ vụ án, tài liệu, chứng cứ chống lại mình. Mặt khác, việc quy định luật sư chỉ được phép hỏi khi điều tra viên đồng ý đã hạn chế quyền của người bào chữa và đặt luật sư vào một vị thế rất bị động, hạn chế việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can. Hơn nữa, thời gian tiếp xúc của luật sư với người bị tạm giữ, bị can cũng bị hạn chế trong vòng 1 giờ đồng hồ (vướng Nghị định số 89 ngày 7-11-1998 của Chính phủ)…
III-THÔNG TIN KHÁC
Ông Tranh bị khởi tố về 2 tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Tranh được cho tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của ông Tranh tại sở và các chức vụ khác để phục vụ điều tra.
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ xảy ra tại Sở VH-TT-DL Vĩnh Long, Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Hữu Trí (SN 1979, chuyên viên phụ trách xây dựng cơ bản của sở) về tội “Nhận hối lộ”, Trần Lê Đông (SN 1979, nguyên kế toán trưởng) tội “Tham ô tài sản”, Phạm Tiến Ngọ, giám đốc DNTN xây dựng Thành Tiến (đặt tại huyện Bình Minh-Vĩnh Long) tội “Đưa hối lộ”.
Theo cơ quan điều tra, Trí đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp của ông Ngọ trúng thầu các công trình do Sở VH-TT-DL Vĩnh Long làm chủ đầu tư, sau đó Ngọ đưa hối lộ cho Trí 10% giá trị hợp đồng gói thầu. Tổng cộng, Trí đã nhận 1,5 tỉ đồng từ ông Ngọ.
Trí và Đông còn khai nhận, việc ưu đãi nhà thầu đều có thông qua và chia phần cho ông Tranh.