mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Điểm tin báo chí hàng ngày, điểm tin hay báo chí, tin nhanh tập hợp trên báo chí , tin nhanh bóng đá, báo giấy, phát hành tin nhanh, giao báo đúng giờ

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Báo chí tin hay ngày 11/6/2012

Báo chí tin hay ngày 11/6/2012

Thứ hai, ngày 11/6/2012
Trong buổi sáng ngày 11/6/2012, một số báo chí đã có bài phản ánh những sự kiện nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I- THÔNG TIN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC

1.  Báo Nhân dân điện tử đưa tin về Ngày làm việc thứ 16, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII: Thảo luận về Ðề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Ngày 8-6, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIII sang ngày làm việc thứ 16. Các đại biểu thảo luận tại hội trường về Ðề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Hầu hết các ý kiến tán thành với mục tiêu của Ðề án là từng bước và liên tục nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tích cực chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, bảo đảm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 7% đến 8%/năm thời kỳ 2011- 2020. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng, đây là vấn đề lớn không thể làm vội vã, đồng thời đóng góp nhiều ý kiến về những nội dung cụ thể của Ðề án như nguồn lực đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên và các biện pháp giám sát nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình tái cơ cấu.

Tại phiên thảo luận, một số thành viên Chính phủ đã phát biểu ý kiến làm rõ thêm những nội dung trong bản Ðề án. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình phát biểu ý kiến làm rõ một số nội dung liên quan tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, như: các nguồn lực để thực hiện tái cấu trúc ngành ngân hàng; việc tham gia của hệ thống ngân hàng vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong thời gian tới. Theo đó, trong năm 2012, sẽ tập trung xử lý những ngân hàng yếu kém, thực tế đã xử lý một số ngân hàng theo hướng buộc những ngân hàng này phải tái cấu trúc. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích những ngân hàng đang hoạt động tốt, nhưng muốn sáp nhập để nâng cao hiệu quả hoạt động. Bộ trưởng Tài chính Vương Ðình Huệ phát biểu ý kiến giải trình về một số nội dung liên quan Ðề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty lớn và Ðề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán. Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Bùi Quang Vinh phát biểu ý kiến nêu rõ, Ðề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế là đề án lớn, quy mô rộng. Những ý kiến của các đại biểu QH phát biểu ở tổ và ở hội trường hôm nay rất xác đáng. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng đồng tình với những ý kiến của đại biểu QH về việc đưa phát triển du lịch và kinh tế biển vào nội dung của Ðề án. Sau phiên thảo luận, Ban soạn thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu, hoàn chỉnh Ðề án nói trên.
2. Báo điện tử Chính phủ đưa tin Tổng Bí thư làm việc với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản. Nhân kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), ngày 9/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, cùng đội ngũ báo chí cả nước nhân kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam; mong muốn được lắng nghe tâm tư nguyện vọng, trăn trở, mong muốn của đội ngũ những người làm báo
Tổng Bí thư mong muốn, Báo Nhân Dân cần tiếp tục đổi mới cả về nội dung, các loại hình, cách thức trình bày, phương thức thể hiện, nhưng là đổi mới một cách đúng đắn, có nguyên tắc; tuyên truyền chính trị một cách có nghệ thuật, bằng trái tim, tình cảm sâu lắng, đi vào lòng người.
Tổng Bí thư chỉ rõ: Nói đến lý luận gồm có nghiên cứu lý luận, giáo dục và truyền bá lý luận, mà ở đây là lý luận chính trị. Sức hấp dẫn của Tạp chí Cộng sản thể hiện ở tính chính trị rất cao, tính lý luận sâu sắc; chính trị là linh hồn của lý luận. Đối tượng của Tạp chí là cán bộ trung cao cấp, những người có trình độ lý luận.
Báo cũng đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại tỉnh Vĩnh Long. Bài báo phản ánh: Nhân dịp dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Vĩnh Long như biện pháp hỗ trợ nông dân trong tiêu thụ hàng hóa nông thủy sản, hỗ trợ vốn cho các công trình giao thông, thủy lợi trọng điểm của địa phương.
II- NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP
1. Báo Pháp luật Việt Nam có bài Ký kết Chương trình phối hợp thành lập và xây dựng trường Trung cấp Luật Tây Bắc. Bài báo đưa tin: Ngày 9/6, tại TP.Sơn La, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Cầm Ngọc Minh đã cùngg ký kết Chương trình phối hợp thành lập, xây dựng trường Trung cấp Luật Tây Bắc và tuyển sinh khóa I của Trường. Nhân sự kiện này, Bộ Tư pháp cũng đã trao tặng 3 Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tư pháp và 1 Bằng khen cho 4 lãnh đạo tỉnh Sơn La. Trường Trung cấp Luật Tây Bắc sẽ là trường Trung cấp Luật thứ 5 được Bộ Tư pháp thành lập trên cả nước. Dự kiến Trường sẽ tuyển sinh khóa I và đào tạo từ quý 4/2012.

2. Báo Đại đoàn kết có bài Long An: Tăng cường công tác thi hành án dân sự. Bài báo đưa tin: Ngày 8-6, tại TP.Tân An (Long An) Cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng Cục thi hành án dân sự phối hợp cùng Cục thi hành án dân sự Long An đã tổ chức Hội thảo “Công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo Cục thi hành án dân sự”.Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận xoay quanh các chuyên đề: Kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch công tác thi hành án, giao thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án; phân công thực hiện nhiệm vụ trong lãnh đạo và Chấp hành viên; công tác chỉ đạo nghiệp vụ…
Theo Tiến sĩ Lê Tiến Châu, Trưởng cơ quan đại diện Bộ Tư pháp tại TP.Hồ Chí Minh, thống kê từ năm 2010 đến nay, phần việc và tiền phải đưa ra thi hành cũng như kết quả thi hành của các tỉnh khu vực phía Nam luôn chiếm trên 55% về việc và trên 75% về tiền của cả nước. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự còn hạn chế do lượng án hàng năm đều tăng cao, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thiếu nguồn nhân lực…

3. Báo Thanh niên Online có bài Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Truy tố cục trưởng thi hành án và 2 đồng phạm. Bài báo phản ánh: Bán tài sản trong vụ án Trịnh Vĩnh Bình một cách bất minh, trong đó có khu “đất đẹp” giá rẻ về tay người nhà của mình, 3 cán bộ thi hành án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang chuẩn bị hầu tòa.Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chuyển cáo trạng, truy tố ra trước TAND cùng cấp để xét xử Trần Văn Mười, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” . Cùng đồng phạm với bị can Mười trong vụ án này còn có Lê Minh Huy Hoàng, nguyên chấp hành viên Chi cục THADS TP.Vũng Tàu và Hoàng Anh Linh, nguyên là chấp hành viên Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (lúc bị bắt là chuyên viên Nội chính văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu).

Báo cũng có bài Nên để giám định pháp y độc lập. Bài báo phản ánh: Đây là ý kiến của tiến sĩ Vũ Dương – Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia trước những luồng ý kiến trái chiều về Dự thảo luật Giám định tư pháp đang được Quốc hội xem xét thông qua.

Tại phiên thảo luận về luật Giám định tư pháp vừa qua đã có không ít ý kiến đại biểu QH băn khoăn về hai phương án được Ủy ban TVQH đưa ra:  Nên đưa giám định pháp y về ngành công an hay ngành y tế. Theo ông Vũ Dương, nếu theo phương án đưa về ngành công an sẽ tạo ra một quy trình khép kín mà trong đó, việc điều tra án mạng, quyết định trưng cầu cho đến giám định tử thi, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai… đều do một cơ quan chỉ đạo, thực hiện thì dù có khách quan đến đâu cũng dễ tạo ra sự nghi ngờ cho người ngoài cuộc. Đặc biệt là đối với các vụ việc chết người xảy ra đột ngột trong nhà tạm giam, tạm giữ hoặc khi truy bắt, trên đường dẫn giải nếu những kết luận lại do chính cơ quan giam giữ hoặc dẫn giải đưa ra sẽ khiến người nhà nạn nhân, dư luận khó đồng tình. Ngược lại, theo phương án đưa pháp y về cơ quan y tế, trong trường hợp xảy ra vụ chết người trong bệnh viện, cơ sở y tế thì giám định pháp y cũng chỉ là một khâu trong chuỗi quy trình điều tra phá án, không ảnh hưởng nhiều đến tính khách quan của vụ việc.

“Để tránh tình trạng oan sai, tạo niềm tin trong giải quyết các vụ án thì nên để cơ quan giám định quy về một mối. Cơ quan giám định phải được coi là  trọng tài cung cấp chứng cứ khách quan khoa học, có vậy thì cơ quan trưng cầu tố tụng mới yên tâm và khiến người dân càng thêm tin tưởng”, tiến sĩ Vũ Dương nói. Theo ông, ngoài việc tạo ra niềm tin trong giám định, đứng trên quan điểm quan hệ quốc tế và hội nhập, VN là thành viên ASEAN thì hầu hết các nước trong khu vực đều có pháp y nằm trong ngành y tế hoặc tư pháp. Các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nga… đều có pháp y nằm độc lập, riêng biệt với cơ quan điều tra.

Trước băn khoăn của một số ĐB về việc, nếu để pháp y thuộc ngành y tế thì sẽ ảnh hưởng đến tiến độ điều tra khi lực lượng này đến hiện trường chậm, ông Dương cho rằng đang có sự nhầm lẫn về chức năng nhiệm vụ giữa pháp y và lực lượng kỹ thuật hình sự của công an. “Chiếm lĩnh hiện trường vụ án không phải là nhiệm vụ của pháp y, hơn nữa nhiệm vụ của hoạt động này là đảm bảo tính khoa học, khách quan, các thao tác phải tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều yếu tố phụ trợ như thông tin, ánh sáng, thời tiết…”, ông Dương giải thích.
4. Báo Công lý có bài Tp. Hồ Chí Minh: Tạm dừng thi hành án vẫn giải tỏa kê biên. Bài báo phản ánh: Vừa qua, TAND quận 5, Tp. Hồ Chí Minh đưa vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất số 121 Trần Hưng Đạo, phường 6, quận 5 giữa bà Lê Thị Nhâm và bà Nguyễn Thị Ngọc Hồng ra xét xử. Qua phiên tòa, nhiều thông tin đã hé lộ không ít sai phạm liên quan đến thi hành án (THA) của quận 5 trong vụ án này…

Bản án phúc thẩm số 300/2010/DSPT ngày 24-3-2010 của TAND Tp. Hồ Chí Minh buộc bà Hồng có nghĩa vụ trả cho bà Nhâm 100 lượng vàng SJC đặt cọc, bồi thường tiền cọc 100 lượng vàng SJC và 23 lượng vàng SJC tiền mua bán nhà đã nhận. Tổng cộng bà Hồng phải thanh toán cho bà Nhâm 223 lượng vàng SJC.

Án có hiệu lực pháp luật. Bà Hồng né tránh THA. Bà Nhâm có đơn yêu cầu thi hành. Ngày 8-4-2010, THA quận 5 ra Quyết định số 656 cho thi hành Bản án số 300/2010/DSPT ngày 24-3-2010 của TAND Tp. Hồ Chí Minh buộc bà Hồng có nghĩa vụ trả cho bà Nhâm 223 lượng vàng SJC. Đồng thời, theo đơn đề nghị của bà Nhâm, THA quận 5 đã có Văn bản số 369 ngày 10-5-2010 gửi Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 2 Tp. Hồ Chí Minh ngăn chặn tái thế chấp, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản, trao đổi tặng cho nhà số 121 Trần Hưng Đạo và khi Ngân hàng xử lý thu hồi nợ đối với căn nhà này thì thông báo cho cơ quan THA để phối hợp giải quyết theo quy định.

Tiếp đó, ngày 20-9-2010, THA quận 5 có Văn bản số 691 gửi các cơ quan chức năng ngăn chặn chuyển dịch nhà số 121 Trần Hưng Đạo để đảm bảo thi hành Quyết định số 66 ngày 14-9-2009 của TAND quận 5 và hai Bản án số 300 ngày 24-3-2010, Bản án số 613 ngày 13-5-2010 của TAND Tp. Hồ Chí Minh.

Ngày 18-10-2010, VKSNDTC có Quyết định số 152 kháng nghị bản án số Bản án số 300 ngày 24-3-2010 của TAND Tp. Hồ Chí Minh và tạm đình chỉ thi hành bản án, chờ kết quả xét xử giám đốc thẩm. Ngày 22-10-2010, Chi cục trưởng THA quận 5 có Thông báo số 58 thông báo việc tạm đình chỉ thi hành Bản án số 300 ngày 24-3-2010 của TAND Tp. Hồ Chí Minh do có kháng nghị.

Thế nhưng, ngày 27-10-2010, Chấp hành viên của THA quận 5 đã có Văn bản số 65 giải tỏa việc ngăn chặn nhà, đất số 121 Trần Hưng Đạo. Không đồng ý, bà Nhâm đã khiếu nại việc giải tỏa này. Ngày 25-1-2011, Chi cục trưởng THA quận 5 ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 30 không chấp nhận đơn khiếu nại của bà Nhâm.

Bà Nhâm tiếp tục khiếu nại. Vừa qua, Cục THA Tp. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 30 ngày 6-1-2012 nhận định rằng, việc Chấp hành viên THA quận 5 ra văn bản giải tỏa ngăn chặn nhà đất số 121 Trần Hưng Đạo là thiếu sót và “theo quy định của pháp luật thì khi có quyết định tạm đình chỉ của người có thẩm quyền thì Chấp hành viên phải tạm dừng tổ chức THA, những tác động làm ảnh hưởng đến kết quả THA đều phải dừng lại. Do đó, khiếu nại của bà Nhâm là có cơ sở”. Theo đó, Cục trưởng THA Tp. Hồ Chí Minh quyết định chấp nhận đơn khiếu nại của bà Nhâm, hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 30 ngày 25-1-2011 của Chi cục trưởng THA quận 5.

Điều đáng nói, trong lúc bà Nhâm chờ kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan THA, bà Hồng đã nhanh tay chuyển nhượng nhà đất số 121 Trần Hưng Đạo cho ông Vòng Mạnh Chi với giá 490 lượng vàng. Tuy nhiên, khi ra công chứng, hai bên chỉ ký bán nhà đất 121 Trần Hưng Đạo với giá 8 tỷ đồng xấp xỉ số tiền phải trả cho Ngân hàng.

Như vậy, từ việc Chấp hành viên THA quận 5 Trần Văn Thành ban hành Văn bản giải tỏa ngăn chặn số 65 ngày 27-10-2010 không rõ ràng đã tạo điều kiện cho bà Hồng “nhanh tay” tẩu tán tài sản.

Báo cũng có bài Từ việc Trưởng VPCC Hà Nội bị đe dọa: Nỗi lo từ “rủi ro công chứng”. Bài báo phản ánh: Những ngày qua, dư luận quan tâm đến việc ông Lê Quốc Hùng, Trưởng Văn phòng công chứng (VPCC) Hà Nội bị đe dọa về tính mạng và yêu cầu phải bồi thường tiền vì liên quan đến việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất đai.

Cụ thể, Ngày 16-12-2010, VPCC Hà Nội nhận được hồ sơ đề nghị công chứng hợp đồng ủy quyền giữa chủ sử dụng đất là vợ chồng ông Hoàng Văn Thắng với bên nhận ủy quyền là bà Vương Thị Chất liên quan tới quyền sử dụng đất tại thôn La Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S 700348, do UBND huyện Đan Phượng cấp ngày 30-9-2004 mang tên ông Hoàng Văn Thắng. Hợp đồng ủy quyền đã được lập, ký và công chứng tại VPCC Hà Nội ngày 16-12-2010.

Căn cứ hợp đồng ủy quyền này, ngày 17-12-2010, bà Vương Thị Chất đã đến VPCC Hoàng Cầu ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu trên cho bà Lê Thị Thanh Hà. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 do Công chứng viên Phạm Huy Đản chứng nhận ngày 17-12-2010.

Thế nhưng, không hiểu sao ngày 3-6-2011, bà Vương Thị Chất vẫn có được cuốn sổ đỏ trên và các giấy tờ liên quan đến VPCC Hà Nội để chuyển nhượng cho bà Đoàn Thị Quý mảnh đất nói trên. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 014211/2011 do Công chứng viên Lê Quốc Hùng chứng nhận (hiện Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 014211/2011 và Hợp đồng ủy quyền số 011850/2010 VPCC Hà Nội đã ký hủy – PV). Khi ông Thắng đi công chứng thế chấp tại Phòng công chứng số 3 Tp. Hà Nội thì phát hiện ra sự việc trên.

Để xảy ra tình trạng trên, theo VPCC Hà Nội là do cuối tháng 6-2011, VPCC Hoàng Cầu mới tham gia hệ thống mạng Uchi công chứng (Hệ thống mạng liên kết trao đổi dữ liệu giữa các VPCC và PCC) và đến tháng 11-2011, VPCC Hoàng Cầu mới đưa thông tin Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 lên hệ thống mạng này. Chính vì vậy, khi ký công chứng Hợp đồng chuyển nhượng số 014211/2011, VPCC Hà Nội không có bất kỳ thông tin gì về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 để yêu cầu khách hàng hủy.

Đây chỉ là một trong những rủi ro khi công chứng giao dịch liên quan đến bất động sản bị phát lộ. Theo luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, Trưởng đoàn Luật sư Hà Nội, với trường hợp cụ thể nêu trên, nếu khách hàng cố tình lừa đảo các VPCC để thực hiện giao dịch, trong khi VPCC thực hiện đúng quy trình thì Công chứng viên không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro này. Bởi vậy làm thế nào để “sàng lọc” các giao dịch có dấu hiệu lừa đảo trong hệ thống các VPCC phát triển dày đặc như hiện nay là điều vô cùng khó khăn.

Ông Lã Hoàng Hưng, Phó Phòng bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Hà Nội cho biết: Hệ thống mạng công chứng Uchi đang chạy thử nghiệm và mới kết nối được khoảng 90% số văn phòng đang hoạt động hiện nay. Tuy nhiên cũng không thể đảm bảo 100% sự kết nối này có hiệu quả vì mỗi văn phòng có cách quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau, cho nên các VPCC nắm con số cụ thể những giao dịch đã được công chứng chỉ mang tính tương đối. Bên cạnh đó, thông  tin giao dịch liên quan đến bất động sản hiện nay phần nhiều nằm ở các Văn phòng đăng ký nhà đất (tại các quận, huyện), trong khi đó những cơ quan này chưa có phần mềm liên kết dữ liệu với các VPCC và PCC để tránh rủi ro.

Các giao dịch về nhà đất diễn ra thường xuyên, hàng ngày, với giá trị lớn và nguy cơ xảy ra tranh chấp rất cao. Công chứng với sứ mệnh là đảm bảo tính an toàn, xác thực của hợp đồng giao dịch sẽ giúp ngăn chặn những giao dịch bất hợp pháp, giảm thiểu rủi ro pháp lý có thể phát sinh. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy những rủi ro lại nằm ngay chính ở nơi ngăn chặn này. Đây là thách thức đặt ra không chỉ cho Hà Nội mà còn nhiều tỉnh, thành trong cả nước hiện nay.

5. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh có bài Công chứng viên dọa hành hung phóng viên Báo Công an thành phố. Bài báo phản ánh: Báo Công an thành phố đăng loạt bài: “Đại gia dỏm và những cú lừa hàng tỷ đồng” phản ánh Nguyễn Việt Thương (SN 1968, ngụ Phú Tân, Cà Mau) bị tuyên phạt 15 năm tù về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, được tại ngoại kháng cáo, đã câu kết với một số đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 1,3 tỷ đồng của bà Trang Ngọc Kiều (SN 1960, ngụ TP.Cà Mau) trong hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất tại đường Nguyễn Tất Thành, phường 8. Hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng Công chứng Cà Mau do Lê Phúc Duy Hải chứng thực có sai sót. Hồ sơ công chứng không có giấy xác nhận bà Kiều độc thân nhưng được công chứng viên Hải chứng thực sai. Sau khi báo phản ánh, ngày 7-6-2012, ông Hải gọi điện cho phóng viên dọa “đánh tét đầu nếu tiếp tục viết bài”.

Cùng ngày, phóng viên đã liên hệ với ông Phạm Chí Hải, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau. Ông Hải cho biết sẽ thành lập tổ kiểm tra hồ sơ xác thực tại Văn phòng công chứng Cà Mau và xử lý theo đúng pháp luật. Bà Trần Thanh Thảo, người đứng hợp đồng mua bán với bà Kiều, đã liên hệ với một số ngân hàng để thế chấp mảnh đất trên. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP. Cà Mau phát hiện nên không đồng ý việc thế chấp để chờ công an điều tra.

6. Báo Lao động Online có bài Chuyện lạ ở quận 6, TPHCM: Khai tử mẹ đẻ đang sống. Bài báo phản ánh: Tại quận 6, TPHCM đang xôn xao chuyện tréo ngoe khi người con trai đã khai tử cả bà mẹ đẻ đang sống khỏe mạnh, để chiếm đoạt căn nhà mà người mẹ đó được thừa kế từ gia tộc…

Vụ việc xuất phát vào ngày 14.10.2010, tại phòng công chứng số 7, TPHCM. Bà Nguyễn Thị Liễu (sinh 1913) và ông Nguyễn Văn Tư (sinh 1954) đã cùng ký vào “văn bản đề nghị nhận thừa kế” căn nhà và QSDĐ tại địa chỉ số 78/36 Tân Hòa Đông, P.14, Q.6, TPHCM. Theo đó, bà Liễu xác nhận là con của ông Nguyễn Văn Hóa và bà Võ Thị Thu – đều đã chết (ông Hóa chết 1940, bà Thu chết 1948). Còn ông Tư xác nhận là con của bà Nguyễn Thị Ngọc và ông Nguyễn Văn Sang. Ông Tư là cháu ngoại của ông Hóa và bà Thu.

Theo nội dung văn bản trên, vợ chồng ông Hóa – bà Thu có tất cả 7 người con (trong đó có bà Nguyễn Thị Ngọc), thì 6 người (có bà Ngọc) đều đã chết, chỉ còn lại duy nhất bà Liễu. Riêng bà Ngọc, ông Tư khai bà Ngọc đã chết ngày 26.2.1992, có bản sao giấy chứng tử số 15, do UBND P.14, Q.6, cấp ngày 8.7.2010. Cha mẹ ông Hóa và bà Thu đã chết trước; ông Hóa – bà Thu không có cha mẹ nuôi, con nuôi.

Với bà Nguyễn Thị Ngọc, văn bản trên ghi bà Ngọc “có chồng là ông Nguyễn Văn Sang (chết năm 1983, bà Ngọc không tái giá), bà Ngọc có 1 (một) người con duy nhất là ông Nguyễn Văn Tư, bà Ngọc không có con nuôi. (Theo cam kết có xác nhận của địa phương đính kèm)”(?!). Với các chi tiết trên, bà Liễu và ông Tư đã tự nhận: “Ngoài chúng tôi ra, ông Nguyễn Văn Hóa, bà Võ Thị Thu và bà Nguyễn Thị Ngọc không còn người thừa kế nào khác”.

Từ đó, bà Liễu và ông Tư xin chính quyền, cơ quan chức năng cho nhận thừa kế căn nhà và QSDĐ tại số 78/36 Tân Hòa Đông, P.14, Q.6, TPHCM. Ngay sau khi nhận thừa kế căn nhà trên, bà Liễu và ông Tư đã bán căn nhà trên cho ông Nguyễn Phước Thành vào ngày 26.11.2010.

Tuy nhiên, vụ việc trên đã bị vỡ lở, khi bà Nguyễn Thị Ngọc (sinh 1926) đã không chết, vác đơn đến các cơ quan công quyền TPHCM tố cáo con trai ruột là ông Nguyễn Văn Tư đã dám khai tử mẹ, chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của gia tộc cùng chị gái bà Ngọc là bà Nguyễn Thị Liễu. Bên cạnh đó, bà Ngọc cũng cho biết bà có 3 người con là Nguyễn Văn Rớt, Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Thị Bông. Vậy mà ông Tư đã gian dối khai với cơ quan chức năng rằng bà Ngọc chỉ có duy nhất một người con là ông Tư, từ chối anh trai (ông Rớt) và em gái (bà Bông), để một mình chiếm đoạt tài sản thừa kế…

Bên cạnh đó, trong văn bản đề nghị nhận thừa kế, bà Liễu và ông Tư còn lừa bịp cơ quan chức năng, khi cho rằng 5 người con khác của ông Hóa – bà Thu, gồm: Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Thị Tây, Nguyễn Thị Sáu và Nguyễn Văn Châu, đều đã chết và độc thân. Trong khi trên thực tế, bà Tây có chồng và 3 người con; bà Sáu cũng có chồng và 2 người con. Tất cả những người này đều được quyền thừa kế tài sản như luật định.

Tiếp xúc bà Ngọc ngay tại nhà con trai cả Nguyễn Văn Rớt vào ngày 10.6, bà Ngọc chỉ cho chúng tôi xem từng câu chữ trên “giấy chứng tử” (bản sao) của mình. Bà Ngọc nói: “Tôi vẫn sống chung với vợ chồng, con cái thằng Tư tại nhà 70 Tân Hòa Đông, P.14, Q.6, do tôi đứng tên chủ quyền; song suốt thời gian dài, tôi không hề hay biết con trai đã khai tử tôi từ cách đây 10 năm. Giờ phát sinh thừa kế nhà ông bà ngoại nó để lại, tôi mới té ngửa mình đã bị con trai cho… chết từ năm 1992”.

Thật vậy, “giấy chứng tử” ghi rất rõ bà Nguyễn Thị Ngọc (sinh 1926) đã chết ngày 26.2.1992, nơi chết “tại nhà” và nguyên nhân chết là do “bệnh già”(?). Giấy chứng tử có số 15, quyển số 01/92, đăng ký tại UBND P.14, Q.6, TPHCM. Người ký giấy chứng tử là Trần Thị Thúy Nga. Bản sao được sao từ sổ đăng ký chứng tử, do ông Nguyễn Vĩnh Ngân – Phó Chủ tịch  UBND P.14, Q.6, ký tên và đóng dấu ngày 8.7.2010. Có dấu hiệu của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nên xuất hiện hành vi làm giả tài liệu “giấy chứng tử”, khai tử người đang sống là bà Ngọc…

Dấu hiệu này càng rõ ràng hơn, khi con gái bà Ngọc là bà Nguyễn Thị  Bông gửi đơn xin UBND P.14 xin trích lục “giấy chứng tử” của mẹ mất ngày 26.2.1992, nhưng UBND P.4 đã có công văn trả lời ngày 22.10.2011 rằng “không tìm thấy tên Nguyễn Thị Ngọc trong sổ bộ khai tử năm 1992”. Như vậy, cơ sở nào mà ông Nguyễn Vĩnh Ngân – Phó Chủ tịch UBND P.14 – lại xác nhận trên bản sao “giấy chứng tử” của bà Ngọc vào ngày 8.7.2010, tạo điều kiện cho ông Tư chiếm đoạt tài sản thừa kế của gia tộc.

 

Comments are closed.