mua may tinh cu tai ha noi-- cat gach

Tin tức phản ánh trên báo chí ngày 14.8.2012 | Đăng ký đặt báo | Dang ky dat bao | Đặt báo tại Hà Nội | Dat bao tai Ha Noi

dieu hoa noi that gach tranh gạch tranh

Tin tức phản ánh trên báo chí ngày 14.8.2012

Tin tức phản ánh trên báo chí ngày 14.8.2012

Trong buổi sáng ngày 14/8/2012, một số báo đã có bài phản ánh những vấn đề nổi bật của đất nước và những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp như sau:

I-        THÔNG TIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA ĐẤT NƯỚC

1. Báo Nhân dân điện tử đưa tin Khai mạc Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Ngày 13-8, tại Hà Nội, Phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khóa XIII đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Cùng dự, có các Phó Chủ tịch QH, đại diện lãnh đạo Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; đại diện các bộ, ngành hữu quan.

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, trong khoảng 10 ngày diễn ra phiên họp, Ủy ban TVQH sẽ  tập trung thảo luận về công tác xây dựng pháp luật, cho ý kiến vào một số dự án Luật như: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Hòa giải cơ sở, Luật Thủ đô… Ðối với hoạt động giám sát, Ủy ban TVQH sẽ tiến hành chất vấn ba bộ trưởng, trưởng ngành gồm: Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Thanh tra Chính phủ. Nội dung chất vấn chung quanh những vấn đề được cử tri quan tâm hiện nay như công tác giải quyết việc làm cho người lao động; vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo và các biện pháp xử lý nợ xấu trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, Ủy ban TVQH sẽ nghe báo cáo về giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban TVQH sẽ xem xét, thảo luận cho ý kiến lần đầu về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Sau giờ khai mạc, Ủy ban TVQH đã thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư gồm: Ðiều kiện được miễn đào tạo nghề luật sư; Quy định cho phép viên chức được hành nghề luật sư; Quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa; Thẩm quyền cấp thẻ luật sư; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; Ðiều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài. Liên quan đến quy định cho phép viên chức đang giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư, nhiều đại biểu đồng tình với quy định của dự thảo Luật vì cho rằng nếu quy định này được thực hiện sẽ sử dụng được lực lượng giảng viên có kiến thức chuyên sâu về luật. Quy định như vậy cũng hoàn toàn phù hợp với Luật Viên chức hiện hành. Ðối với quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa, các đại biểu cho rằng nên quy định luật sư được tiếp cận vụ án ngay từ đầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, hạn chế án oan sai và bảo đảm chất lượng tranh tụng. Về thẩm quyền cấp thẻ luật sư, Ủy ban TVQH thống nhất với quan điểm của Ban soạn thảo, theo đó tiếp tục giao Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện công việc này, nhằm quản lý đội ngũ luật sư trên toàn quốc một cách thống nhất, hiệu quả.

Cũng trong ngày làm việc hôm qua, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về việc thành lập Vụ Thi đua khen thưởng và công tác chính trị của Tòa án nhân dân tối cao; cho ý kiến về việc ban hành Nghị định quy định tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu và hình thức khen thưởng, nghi lễ đối ngoại đón tiếp khách nước ngoài; cho ý kiến việc ban hành Nghị định quy định tổ chức Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân.

2. Báo Người lao động có bài Tổ chức quốc tang khi có thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng. Bài báo đưa tin: Tại ngày làm việc đầu tiên của phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) khóa XIII Ủy ban TVQH đã xem xét, cho ý kiến tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định tổ chức lễ quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân.

Theo dự thảo, tùy mức độ đặc biệt nghiêm trọng và thiệt hại lớn về tính mạng của nhân dân để tổ chức lễ quốc tang từ 1 đến 2 ngày. Thời gian này, các cơ quan, công sở trong nước và cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài phải treo cờ rủ, có dải băng tang; ngừng tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng…
3. Báo Điện tử Chính phủ có bài Bộ Chính trị, Ban Bí thư gương mẫu kiểm điểm để cấp dưới noi theo. Bài báo đưa tin: Ngày 13/8, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc hướng dẫn việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng.

Các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; các đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; lãnh đạo các Ban đảng Trung ương; Bí thư Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên… dự Hội nghị.

Phát biểu kết luận Hội nghị cán bộ toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được toàn Đảng, toàn dân và đồng tình, nhất trí rất cao, vì  đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Sau khi phân tích, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ yêu cầu, việc thực hiện công tác phê bình, tự phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 phải thực sự cầu thị, thành khẩn, làm chặt chẽ, theo đúng quy trình, phải bám sát vào Nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương để làm cho tốt, làm bài bản, công phu, tỷ mỉ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Đặc biệt, phải có quyết tâm rất cao, niềm tin lớn, tìm ra cách làm khả thi theo lộ trình và bước đi chặt chẽ. Làm không thành công phải làm lại, không làm theo kiểu hình thức, chiếu lệ.

Cuối cùng, phải có kết luận cho tập thể, có kết luận cho từng cá nhân. Việc gì làm được ngay thì làm, việc gì kết luận được ngay thì kết luận, việc gì cần phải có thời gian thì phải cho làm tiếp, kể cả điều tra, xác minh, làm rõ…

Bên cạnh đó,  trong quá trình tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình vẫn phải luôn đảm bảo công việc thường xuyên của cơ quan, đơn vị,…

Chúng ta đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, làm những công việc thiêng liêng và hệ trọng không chỉ cho mỗi bản thân chúng ta, đối với từng tổ chức mà đối với toàn Đảng, toàn dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

II-THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TƯ PHÁP

1. Trang VietnamPlus có bài Ban biên tập dự thảo sửa Hiến pháp họp phiên thứ 5. Bài báo đưa tin: Sáng 13/8, tại Văn phòng Quốc hội, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 5.

Chủ trì phiên họp, ông Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng Ban Biên tập chủ trì nhấn mạnh đây là phiên họp quan trọng nhằm thảo luận, thống nhất các phương án trong dự thảo sửa đổi sẽ trình tại phiên họp sắp tới của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tại phiên họp này, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ thảo luận, cho ý kiến về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và dự kiến sửa đổi, bổ sung các nội dung: Lời nói đầu; Chương I: Chế độ chính trị; Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Ban biên tập cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến về dự kiến sửa đổi, bổ sung các nội dung: Kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và môi trường tại Chương III; Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa tại Chương IV.

Đồng thời, ban biên tập sẽ cho ý kiến về dự kiến sửa đổi, bổ sung các nội dung tại các chương về: Quốc hội; Chủ tịch nước; Các thiết chế hiến định độc lập; Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp; Chính phủ; Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân; Chính quyền địa phương.

2. Báo Dân trí có bài Vụ thi hành án tại 63 Bùi Thị Xuân (Hà Nội): Tổng Cục hối thúc, Thi hành án Hà Nội “làm ngơ”. Bài báo phản ánh: Được TAND Tối cao tuyên bố chủ sở hữu hợp pháp ngôi nhà 63 Bùi Thị Xuân từ năm 2008, Tổng Cục Thi hành án đã có văn bản chỉ đạo việc thi hành án. Nhưng đến nay mọi việc vẫn bế tắc, ông Bạch Ngọc Giáp chưa được tiếp quản ngôi nhà của mình.

Như thông tin báo Dân trí đã đưa, ngày 21/6/2012, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), ông Nguyễn Văn Luyện đã ký công văn số 1125/TCTHADS-GQKNT.C gửi Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội xem xét thi hành dứt điểm bản án số 64/2008/DSPT ngày 14/3/2008 của TANDTC tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu đòi nhà số 63 Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội cho ông Bạch Ngọc Giáp và các anh em là người thừa kế hợp pháp của cụ Bạch Văn Vưu (mất năm 1989) và cụ bà Nguyễn Thị Nhâm (mất năm 1940).

Sau khi Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) có văn bản chỉ Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội, tưởng như vụ việc sẽ được giải quyết dứt điểm trong tháng 8. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm qua 13/8/2012, bản án vẫn chưa được giải quyết theo ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp). Sự việc kéo dài không được giải quyết dứt điểm khiến cho gia đình ông Bạch Ngọc Giáp cảm thấy rất bức xúc.

Trong lá đơn gửi đến báo Dân trí ngày 10/8/2012, ông Bạch Ngọc Giáp có hộ khẩu thường trú tại P109 – C2 tập thể Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội và là chủ sở hữu hợp pháp ngôi nhà 63 Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội cho rằng, Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan không triển khai việc thi hành án đúng tiến độ, dù Tổng cục Thi hành án (Bộ Tư pháp) đã có văn bản chỉ đạo được gần 2 tháng.

Theo tường trình của ông Bạch Ngọc Giáp, sau buổi họp liên ngành tổ chức ngày 8/8/2012, gia đình ông có liên lạc với chấp hành viên Phạm Ngọc Minh để hỏi về kế hoạch thi hành án bản án số 64/2008/DSPT ngày 14/3/2008 của TANDTC. Qua trao đổi cùng chấp hành viên, gia đình ông Giáp nắm bắt được thông tin phải đợi đến sau ngày 2/9/2012 việc thi hành án mới có khả năng thực thi vì nhiều lý do khác nhau. Như vậy, sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi gia đình ông Giáp vẫn chưa thể biết chắc chắn việc thi hành án liệu có được thực hiện hay không? Không biết sẽ phụ thuộc vào các cơ quan liên ngành nào?

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi và trải qua cuộc hành trình khiếu nại gian nan, ông Bạch Ngọc Giáp kiến nghị các cơ quan chức năng sớm triển khai thi hành bản án phúc thẩm số 64/2008/DSPT ngày 14/3/2008 của TANDTC, đảm bảo những quyền lợi chính đáng của các thành viên trong gia đình đúng theo quan điểm xử lý của các cơ qua chức năng TP. Hà Nội và Trung ương.

3. Trang Info.net có bài Đi 60 km mới làm được công chứng ở Hà Nội. Bài báo phản ánh: Từ khi Hà Nội mở rộng và tạm dừng việc cấp phép thành lập văn phòng công chứng mới khiến người dân gặp nhiều khó khăn, có những nơi phải đi tới 60 – 70 cây số mới làm được công chứng.

Chỉ vài tháng sau khi Hà Nội được phép thành lập văn phòng công chứng tư, Bộ Tư Pháp đã yêu cầu Hà Nội tạm dừng việc cấp phép thành lập phòng công chứng mới để quy hoạch lại cho hợp lý hơn. Việc tạm dừng thành lập phòng công chứng mới đã thực hiện hơn hai năm nay, trong khi phòng công chứng đang hoạt động thì có hạn khiến việc đi lại làm thủ tục của người dân gặp nhiều khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư Pháp Hà Nội Phạm Xuân Phương cho biết, mặc dù đã tạm dừng việc thành lập mới, nhưng Bộ Tư pháp lại liên tục bổ nhiệm công chứng viên. Nếu không kịp thời mở rộng thì đội ngũ công chứng viên này sẽ chẳng biết đi đâu về đâu. Mặt khác nhu cầu công chứng của người dân thủ đô rất lớn, nếu không mở rộng chắc chắn người dân sẽ gặp nhiều phiền toái.

“Hiện mỗi đơn vị đang có một phòng công chứng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cho người dân. Đơn cử tại một số địa bàn như Mỹ Đức, Ba Vì, người dân phải đi 60 – 70 cây số mới đến được nơi làm công chứng. Người dân luôn mong muốn các phòng công chức rải khắp các địa bàn để thuận lợi hơn trong việc đi lại” – ông Phương chia sẻ.

Theo Phó giám đốc Sở Tư pháp, không chỉ riêng ở Hà Nội mà ngay cả trên địa bàn Thành phố HCM cũng gặp nhiều vướng mắc về vấn đề này. Có những đơn vị chỉ cho thành lập một phòng công chứng nhưng lại có đến mười lăm hồ sơ xin thành lập. Tất cả những hồ sơ đều đủ điều kiện, sẽ phải bỏ hồ sơ nào, nhận hồ sơ nào? Cơ chế xin cho dễ phát sinh từ đó.

Trước thực tế trên, Sở Tư pháp Hà Nội đã kiến nghị Bộ Tư pháp cho phép được mở phòng công chứng theo nhu cầu, lĩnh vực này cũng được xã hội hóa vì thế không nên cấm mà phải để cho nó phát triển.

Trước đó theo đánh giá của Bộ Tư pháp, các văn phòng công chứng ở Hà Nội phân bố không đồng đều, tập trung quá nhiều vào khu vực nội thành, còn khu vực Hà Tây cũ mặc dù nhu cầu giao dịch rất lớn nhưng lại chưa có văn phòng công chứng mới. Bộ Tư pháp ủng hộ việc thành lập các văn phòng công chứng, nhưng để hoạt động này đi vào nề nếp, rải đều trong thành phố thì phải xây dựng một đề án quy hoạch.

4. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài Một ông “hô biến” để… lấy bốn bà!. Bài báo phản ánh: Chuyện nghe khó tin nhưng có thật: Một người đàn ông có cùng lúc hai hộ khẩu, hai CMND và… bốn vợ hợp pháp.

Người có “biệt tài” nêu trên chính là ông Nguyễn Hoàng H. (36 tuổi, quê Hà Tĩnh). Vụ việc vỡ lở khi người vợ thứ tư là bà Ph. (quận Bình Thạnh, TP.HCM) vô tình phát hiện ngoài bà thì ông H. còn đồng thời có vợ thứ ba là bà Kh. (quận 4).

Từ xấp hồ sơ bất thường về H. do bà Ph. cung cấp, PV đã liên hệ với ông H. và đến UBND các phường, công an hai quận liên quan để làm rõ vụ việc. Ông H. chỉ nói: “Bà Ph. bêu xấu tôi”. Song theo kết quả ghi nhận của PV tại thời điểm này, H. có bốn vợ và có hai con với hai người vợ. Thời điểm đầu, H. cùng lúc kết hôn hai bà vợ, sau đó H. lần lượt ly hôn và cùng lúc kết hôn hai bà vợ mới.
H. có hộ khẩu gốc ở Hà Tĩnh. Từ năm 2003 đến 2008, H. đăng ký thường trú ở quận Phú Nhuận và tiếp nữa là quận 2. Cuối năm 2008, H. lại về quê cắt hộ khẩu rồi nhập hộ khẩu vào quận Bình Thạnh và được cấp một CMND ở quận Bình Thạnh. Cuối năm 2011, H. chuyển hộ khẩu từ quận 2 đến quận 4 và được cấp một CMND ở quận 4.

Năm 2003, H. đăng ký kết hôn lần đầu với bà Hu. ở ngoài quê. Năm 2005, bằng cách xin giấy xác nhận ở quê là chưa kết hôn với ai, H. kết hôn với bà Ha. và nhập hộ khẩu vào quận 2. Năm 2009, H. lần lượt ly hôn hai bà này. Tháng 6-2009, với quyết định ly hôn bà Hu., H. kết hôn với bà Kh. Đến tháng 3-2012, với quyết định ly hôn bà Ha., H. kết hôn với bà Ph.
Từ chỗ có hai hộ khẩu nên H. có đến hai CMND. Thế nhưng tại sao H. được hai nơi cấp hai hộ khẩu?
Tại quận Bình Thạnh, Trung tá Vũ Văn Ngọc, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an quận Bình Thạnh, xác định: “H. đã được quận cấp hộ khẩu (và CMND) hợp lệ. Lỗi trong vụ việc này thuộc về công an ở ngoài Hà Tĩnh khi có hai lần cắt hộ khẩu của H. để H. có điều kiện nhập hộ khẩu nhiều lần vào TP.HCM”.
Đại diện Công an quận 4 cho biết: “Chúng tôi đang làm rõ vi phạm của H. và đang chờ kết quả từ Công an quận Bình Thạnh. Chúng tôi sẽ xem xét lại quy trình chuyển hộ khẩu của H. từ quận 2 đến quận 4 đúng hay sai, nếu sai thì sai chỗ nào và cán bộ nào làm sai để có hướng xử lý”.

5. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài Viên chức giảng dạy pháp luật không được hành nghề luật sư. Bài báo phản ánh: Đó là ý kiến được Ủy ban Tư pháp nêu ra trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 13-8) về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.

Tại cuộc họp, Ủy ban Tư pháp cũng bác đề xuất bỏ quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư với lý do “vướng mắc do khâu thực hiện, không phải do luật”.

Việc cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật (VCGDPL) được hành nghề luật sư như trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã tạo ra khá nhiều ý kiến khác nhau trong các phiên thảo luận. Về phía cơ quan soạn thảo, Chính phủ cho rằng điều này là hợp lý. Với hơn 1.500 VCGDPL hiện nay, việc cho phép họ hành nghề luật sư sẽ bổ sung một số lượng đáng kể luật sư có trình độ.

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cho rằng việc VCGDPL được hành nghề luật sư sẽ làm phân tán nguồn lực, có khả năng làm phát sinh xung đột lợi ích. Hơn nữa, hành nghề luật sư thường gắn liền với hoạt động tố tụng (tức chủ yếu được tiến hành trong giờ hành chính), do đó nếu VCGDPL được hành nghề luật sư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề. Do vậy, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho tiếp thu, chỉnh lý theo hướng không quy định VCGDPL được hành nghề luật sư.

Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng Việt Nam đang rất thiếu luật sư. Vì vậy nên sử dụng số viên chức đang hoạt động và có hiểu biết này vào việc trợ giúp, tư vấn pháp lý và không cho tham gia vào tố tụng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đồng ý với phương án trên với lý do VCGDPL sẽ không có thời gian để tham gia tố tụng. Vì tham gia tố tụng thường phải theo từ khi điều tra cho đến xét xử.

Đối với quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa (GCNBC) cho luật sư, nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định này nhằm tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can bị cáo được tiếp cận người bào chữa cho mình sớm và thuận lợi hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Hơn nữa, việc bỏ quy định cấp GCNBC cũng không ảnh hưởng đến an ninh, chính trị vì đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia cần giữ bí mật điều tra thì người bào chữa chỉ được tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

“Hiện có vấn đề là cơ quan điều tra rất ngại việc luật sư vào cuộc sớm, trong khi tòa án lại muốn luật sư tham gia sớm để quá trình tranh tụng sẽ tốt hơn. Quan điểm của tôi là trừ các vụ án về an ninh quốc gia, chúng ta nên để luật sư được sớm tiếp cận với các vụ án nhằm bảo vệ quyền lợi người bị hại, hạn chế án oan sai và đảm bảo chất lượng tranh tụng” – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc, nói.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng theo mô hình tố tụng của nước ta hiện nay, thủ tục cấp GCNBC nhằm tạo ra cơ sở pháp lý xác nhận tư cách tham gia tố tụng của luật sư. Vì vậy, việc duy trì quy định cấp GCNBC trong tố tụng hình sự là cần thiết. Hơn nữa, qua tổng kết, đánh giá hoạt động tham gia tố tụng của luật sư thời gian qua, vướng mắc trong GCNBC chủ yếu là ở khâu tổ chức thực hiện chứ không phải do quy định của pháp luật. Do đó, Ủy ban Tư pháp vẫn thống nhất quy định cấp GCNBC cho luật sư trong dự thảo luật.

Comments are closed.